Một số phương pháp xử lý tri thức không nhất quán trong ontology
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Một số phương pháp xử lý tri thức không nhất quán trong ontology", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
03 - Luan an.pdf
01 - Thong tin ket luan moi - EN.docx
01 - Thong tin ket luan moi.docx
02 - Tom tat - EN.pdf
02 - Tom tat.pdf
04 - Trich yeu luan an - EN.docx
04 - Trich yeu luan an.docx
Nội dung tài liệu: Một số phương pháp xử lý tri thức không nhất quán trong ontology
- ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ 1. Thông tin chung về luận án Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Trung Tên đề tài luận án: Một số phương pháp xử lý tri thức không nhất quán trong ontology Chuyên ngành: Khoa học Máy tính Mã số: 62.48.01.01 Tập thể hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Hữu Hạnh Ban Hợp tác quốc tế, Đại học Huế Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2. Mục đích của luận án Luận án nghiên cứu và đề xuất các phương pháp xử lý tri thức không nhất quán trong onotology hướng đến mục đích khai thác tri thức hữu ích trong ontology không nhất quán và xử lý sự không nhất quán tri thức, còn gọi là xung đột, trong quá trình tích hợp ontology. Các mục tiêu cụ thể là: • Xác định câu trả lời có nghĩa khi truy vấn với ontology không nhất quán. Luận án nghiên cứu đề xuất phương pháp sử dụng ontology tham chiếu để xây dựng hàm chọn của khung lập luận với ontology không nhất quán. • Xử lý xung đột mức khái niệm trong quá trình tích hợp ontology, trong đó xung đột được giải quyết ở cả danh sách thuộc tính và miền giá trị của các thuộc tính. • Xử lý xung đột mức tiên đề trong quá trình tích hợp ontology. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ontology, tri thức không nhất quán trong ontology, và các phương pháp xử lý tri thức không nhất quán trong ontology. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Giới hạn phạm vi xử lý tri thức không nhất quán trong ontology cho hai hướng: (1) Truy vấn với ontology không nhất quán, và (2) Xử lý tri thức không nhất quán trong quá trình tích hợp ontology. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án tập trung tiếp cận trên 3 phương pháp chính: • Phương pháp tổng hợp và mô hình hóa: Tìm kiếm, thu thập tài liệu về các công trình nghiên cứu đã được công bố, các bài báo đăng ở các hội thảo và tạp chí có uy tín để nghiên cứu, cải tiến mô hình toán học cho bài toán xử lý tri thức không nhất quán trong ontology. 1
- • Phương pháp hệ thống hóa: Kết hợp một số điều kiện ràng buộc của các bài toán cụ thể với các mô hình toán học cho bài toán xử lý tri thức không nhất quán đã có để đề xuất các phương pháp xử lý tri thức không nhất quán trong ontology. • Phương pháp thực nghiệm khoa học: Cài đặt thực nghiệm, phân tích và đánh giá thuật toán đề xuất với thuật toán đã công bố theo các bộ dữ liệu thông dụng. 5. Kết quả chính của luận án O • Xây dựng hàm chọn s Sem dựa trên khoảng cách ngữ nghĩa theo ontology tham chiếu và áp dụng hàm chọn này vào khung lập luận với ontology không nhất quán. Kết quả thực nghiệm O đã chỉ ra rằng việc áp dụng hàm chọn s Sem vào khung lập luận với ontology không nhất quán sẽ giúp trả về nhiều kết quả xác định hơn so với các hàm chọn đã được công bố trước đó. Trong quá trình xây dựng hàm chọn, Luận án đã trình bày phương pháp quy hoạch động để tính khoảng cách ngữ nghĩa theo ontology tham chiếu giữa hai biểu thức khái niệm, đồng thời phân loại và trình bày cách xác định tập biểu thức khái niệm trong các tiên đề của ontology OWL2 – ngôn ngữ ontology thông dụng nhất hiện nay và được chuẩn hoá bởi tổ chức W3C. • Xây dựng phương pháp đồng thuận để xử lý xung đột mức khái niệm trong quá trình tích hợp ontology. Cấu trúc khái niệm đồng thuận được xác định với danh sách thuộc tính và miền giá trị của các thuộc tính tương ứng. Luận án cũng trình bày phương pháp xây dựng các hàm đánh giá khoảng cách cho các miền giá trị của thuộc tính kiểu dữ liệu và thuộc tính đối tượng trong ontology OWL 2. • Xây dựng phương pháp đồng thuận để xử lý xung đột cấp độ cú pháp trong quá trình tích hợp tri thức. Luận án đề xuất sử dụng một phương pháp tính khoảng cách giữa hai tập ký hiệu, khoảng cách giữa hai cấu trúc hội của các literal và chứng minh được một số mối quan hệ của các tiêu chuẩn đồng thuận dựa theo các khoảng cách này. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất thuật toán xác định đồng thuận của hồ sơ xung đột gồm các cấu trúc hội. Bằng cách áp dụng thuật toán tìm đồng thuận của hồ sơ xung đột gồm các cấu trúc hội, luận án đề xuất phương án để xử lý xung đột mức tiên đề trong quá trình tích hợp ontology. Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 5 năm 2018 ĐẠI DIỆN TẬP THỂ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH PGS. TS. Hoàng Hữu Hạnh Nguyễn Văn Trung 2