Nghiên cứu cơ chế phá hủy phôi trong quá trình cán nêm ngang

pdf 123 trang Phương Linh 14/04/2025 130
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu cơ chế phá hủy phôi trong quá trình cán nêm ngang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfLUAN AN-D.T.H.Hue.pdf
  • pdfTHONG TIN-T. VIET-D.T.H.HUE.pdf
  • pdfTHONG TIN-T.ANH-D.T.H.HUE.pdf
  • pdfTOM TAT -LA-DTH.Hue.pdf

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu cơ chế phá hủy phôi trong quá trình cán nêm ngang

  1. THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên luận án: Nghiên cứu cơ chế phá hủy phôi trong quá trình cán nêm ngang. Chuyên ngành: Kỹ thuật vật liệu Mã số: 62520309 Nghiên cứu sinh: Đặng Thị Hồng Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Minh Ngừng, GS. Nguyễn Trọng Giảng Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN Những đóng góp mới của luận án: Nghiên cứu về nguyên nhân và cơ chế phá hủy phôi trong quá trình cán nêm ngang là một vấn đề cấp thiết, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, thực nghiệm và mô phỏng số quá trình cán nêm ngang. Các hệ số tính đến ảnh hưởng của tốc độ biến dạng (C, D4) của mô hình Johnson - Cook đã được nhận dạng bằng phương pháp lập tỉ lệ. Ảnh hưởng của vết thắt đến trạng thái ứng suất và biến dạng tương tương tại thời điểm phá hủy theo mô hình Brigdman đã được áp dụng để xác định các hệ số D1, D2, D3 của mô hình phá phủy Johnson – Cook. Dựa trên kết quả mô phỏng số, miền thông số công nghệ tối ưu để sản phẩm cán không chứa khuyết tật: hệ số ma sát từ 0,48  0,56, tốc độ cán từ 150  270 mm/s, nhiệt độ cán từ 10300C  11500C. Đây là cơ sở để các nhà sản xuất lựa chọn thông số công nghệ trong quá trình chế tạo các chi tiết bằng công nghệ cán nêm ngang. Luận án cho thấy cơ chế phá hủy phôi trong quá trình cán nêm ngang là: sự biến dạng không đồng đều giữa các lớp kim loại; sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng kim loại trên phôi tạo nên sự khác nhau về tính chất cơ học giữa các vùng làm xuất hiện các ứng suất dư bên trong vật liệu; chỉ số trạng thái ứng suất dương lớn tập trung tại vùng tâm là nguyên nhân gây nên hiện tượng rỗng tâm sản phẩm. Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 TM tập thể HD Nghiên cứu sinh (Ký tên) (Ký tên) PGS. Đào Minh Ngừng Đặng Thị Hồng Huế