Nghiên cứu lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng không gian khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng không gian khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
Luan an Pham Thanh Long.pdf
Tom tat luan an Pham Thanh Long tieng Anh.pdf
Tom tat luan an Pham Thanh Long tieng Viet.pdf
Trang thong tin tieng Anh.pdf
Trang thong tin tieng Viet cua Pham Thanh Long.docx
Trang thong tin tieng Viet.pdf
Nội dung tài liệu: Nghiên cứu lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng không gian khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định
- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHẠM THANH LONG NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN QUY HOẠCH SỬ DỤNG KHÔNG GIAN KHU KINH TẾ MỞ NHƠN HỘI, BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62850101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hà Nội - 2017
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Hồng Thái - Trung tâm KTTV Quốc Gia 2. TS. Phan Thị Anh Đào - Viện KH KTTV&BĐKH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm thấy Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: (ghi tên các thư viện nộp luận án)
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong thời gian vừa qua và đặc biệt là thời gian gần đây, các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới ở địa bàn miền Trung nói chung và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp, không ngừng gia tăng cả về tần suất xuất hiện và phạm vi ảnh hưởng gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Vùng ven biển thuộc Khu kinh tế mở Nhơn Hội cùng với đầm Thị Nại là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, mức độ đa dạng sinh học cao và cũng là vùng phát triển kinh tế biển năng động như nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải, du lịch, vui chơi giải trí Bên cạnh những thuận lợi, đây cũng là khu vực rất nhạy cảm với những biến động môi trường và là khu vực chịu tác động trước tiên và nặng nề bởi BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng (NBD). Trước thực trạng đó, cùng với quy hoạch Khu kinh tế mở Nhơn Hội được hình thành vào năm 2005 chưa được xét đến các nguy cơ tiềm ẩn do BĐKH, NBD gây ra; vì thế việc thực hiện luận án “Nghiên cứu lồng ghép vấn đề BĐKH đến Quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định” là cấp thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm đưa ra các luận chứng khoa học góp phần hỗ trợ trong việc xem xét, cân nhắc và điều chỉnh quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội phù hợp với điều kiện BĐKH. 2. Mục đích của luận án - Đánh giá được tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên (biến đổi đường bờ, biến động trầm tích tầng mặt, xâm nhập mặn) và mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH, NBD đối với dân cư và các đặc trưng kinh tế của Khu kinh tế mở Nhơn Hội; - Đề xuất các giải pháp lồng ghép BĐKH vào Quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội.
- 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả của luận án góp phần hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách ở địa phương trong việc xem xét, cân nhắc và điều chỉnh quy hoạch sử dụng không gian hiện trạng Khu kinh tế mở Nhơn Hội, phù hợp với điều kiện BĐKH. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp mô hình toán: đánh giá tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên (đường bờ, xâm nhập mặn, trầm tích mặt) - Phương pháp đánh giá tổn thương: định lượng mức độ tổn thương đến dân cư và các đặc trưng kinh tế của khu vực nghiên cứu - Phương pháp viễn thám và GIS - Phương pháp lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian 5. Phạm vi nghiên cứu Khu kinh tế Nhơn Hội trong phạm vi từ 13045’ đến 14001’ vĩ độ Bắc và từ 1090 11’ đến 1090 17’ kinh độ Đông, kể cả Đầm Thị Nại. 6. Những đóng góp mới của luận án - Đánh giá chi tiết xu thế biến đổi các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển; dự báo biến đổi đường bờ, biến động trầm tích tầng mặt, xâm nhập mặn cho một quy mô nhỏ là Khu kinh tế theo kịch bản BĐKH RCP 4.5. - Định lượng được mức độ tổn thương do BĐKH và NBD đến
- 3 dân cư và các đặc trưng kinh tế cho Khu kinh tế mở Nhơn Hội. - Đề xuất lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế Nhơn Hội (bao gồm quy hoạch không gian vùng bờ). 7. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng không gian Chương 2. Cơ sở phương pháp luận Chương 3. Lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng không gian khu kinh tế mở Nhơn Hội
- 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN 1.1. Ngoài nƣớc Lồng ghép vấn đề BĐKH được đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị quốc tế về Phát triển bền vững năm 2002 (Klein và NKK, 2005). Kể từ đó, trải qua nhiều hội thảo, hội nghị thì việc tích hợp vấn đề BĐKH mới được coi là yếu tố quan trọng để thiết kế một chính sách hiệu quả nhằm đạt được cả lợi ích kinh tế và ứng phó với BĐKH (Ahmad, 2009). Định nghĩa “lồng ghép các vấn đề BĐKH” được rút ra từ định nghĩa về tích hợp chính sách của Underdal (1980) và định nghĩa về “tích hợp chính sách môi trường” của Laffty và Hovden (2003) bằng cách thay từ “môi trường” bằng từ “khí hậu”. Thời gian vừa qua, một số tổ chức quốc tế như UNDP (2010), USAID (2007), đã xây dựng hướng dẫn quy trình tích hợp nội dung BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tại các cấp quốc gia, ngành, dự án và cộng đồng. Tuy các quy trình tích hợp của các tổ chức có đôi chút khác nhau về số lượng các bước trong quy trình nhưng về cơ bản, cách tiếp cận và nội dung các bước của các quy trình là tương đối giống nhau. Bên cạnh đó, quy hoạch không gian được coi là công cụ quan trọng để thích ứng với BĐKH, tuy nhiên vẫn có những bất ổn liên quan đến chiến lược thích ứng trong thực tiễn trong quy hoạch không gian đó (Davidse và cộng sự, 2015). Lồng ghép các chính sách BĐKH bao
- 5 gồm theo chiều ngang và theo chiều dọc thông qua một loạt các cấp quản lý: + Lồng ghép chính sách theo chiều ngang: là đưa mục tiêu BĐKH vào các chính sách công của chính phủ (Beck và NNK, 2009; Mickwitz và NNK, 2009). Các chiến lược ứng phó với BĐKH, việc chuẩn bị và phê duyệt các quy định mới và ngân sách nhà nước hàng năm đều được coi là tích hợp chính sách theo chiều ngang. + Lồng ghép chính sách theo chiều dọc: là đưa nội dung BĐKH vào chính sách ngành, ví dụ như năng lượng. Hoạt động tích hợp có thể xảy ra trong quá trình ra quyết định và xây dựng các chiến lược phát triển cho ngành ở cấp Bộ và trong việc xây dựng chiến lược, hành động ở các cấp dưới Bộ (Beck và NNK, 2009; Mickwitz và NNK, 2009). Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách ở các cấp dưới có khả năng bị xa rời mục tiêu chính sách ban đầu được đưa ra tại cấp Bộ (Urwin và Jordan, 2008). 1.2. Trong nƣớc Lồng ghép BĐKH vào Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) là một phương pháp tiếp cận nhằm đạt được các biện pháp ứng phó với BĐKH thông qua sự tích hợp các chính sách và biện pháp này trong các kế hoạch phát triển KT-XH các cấp, nhằm đảm bảo ổn định trong các hoạt động đầu tư và giảm tính dễ bị tổn thương của các lĩnh vực KT-XH do tác động của BĐKH. Lồng ghép vấn đề BĐKH do đó có thể đảm bảo rằng, các chương trình phát triển chính sách không làm tăng rủi ro trước những thay đổi về khí hậu ở hiện tại và tương lai.
- 6 Gần đây nhất, nhóm tác giả Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương, Đào Minh Trang (2012) đã nghiên cứu, phân tích và giới thiệu Hướng dẫn “Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” là tài liệu quan trọng cung cấp cơ sở khoa học và hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc tích hợp biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển. Lồng ghép BĐKH vào các chương trình, dự án phát triển của địa phương là sự cân nhắc để kết hợp các vấn đề về BĐKH vào quá trình hoạch định chính sách và giải pháp trong quá trình lập kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo sự bền vững lâu dài cũng như hạn chế các hoạt động có tính nhạy cảm đối với khí hậu hôm nay và mai sau (Trần Thục, 2012). Nhận xét chung: Nhìn chung, lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian còn là vấn đề tương đối mới ở nước ta, vẫn còn ít các nghiên cứu về vấn đề này. Tích hợp vấn đề BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH đã được nghiên cứu và phát triển ở một số lĩnh vực và địa phương. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ quan tâm đến quy hoạch, kế hoạch ngành và phát triển KT-XH và chưa đề cập đến một quy hoạch không gian với quy mô nhỏ như Khu kinh tế. Do vậy, cần thiết phải đánh giá chi tiết các rủi ro có thể xảy ra do BĐKH, NBD đối với Quy hoạch không gian Khu kinh tế, từ đó đề xuất các phương án lồng ghép hiệu quả nhằm giảm thiểu nguy cơ do BĐKH, NBD gây ra.
- 7 1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu Khu kinh tế mở Nhơn Hội được hình thành theo Quyết định số 141/2005/QĐ ngày 14/6/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên diện tích khoảng 12.000 ha thuộc bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định, là khu kinh tế tổng hợp hoạt động theo một quy chế riêng với vai trò làm đầu tàu, động lực phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định. Khu kinh tế mở Nhơn Hội bao gồm các xã: Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và khu vực 9 của phường Hải Cảng thuộc thành phố Quy Nhơn; một phần các xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng thuộc huyện Tuy Phước; một phần các xã Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Hải thuộc huyện Phù Cát; có ranh giới địa lý được xác định trong khoảng tọa độ địa lý từ 13045’ đến 14001’ vĩ độ Bắc và từ 1090 11’ đến 1090 17’ kinh độ Đông, được giới hạn như sau (Hình 1): phía Bắc giáp núi Bà, xã Cát Hải, huyện Phù Cát; phía Nam giáp biển Đông; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp đầm Thị Nại.
- 8 Hình 1-Sơ đồ quy hoạch Khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định
- 9 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy hoạch không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội trong bối cảnh BĐKH, bao gồm: - Hệ thống tự nhiên: đường bờ biển, biến động trầm tích, xâm nhập mặn; - Dân cư và thành phần kinh tế đặc trưng: Công nghiệp-dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng và du lịch. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên; - Đánh giá tính dễ bị tổn thương đến dân số và các lĩnh vực kinh tế đặc trưng; - Đề xuất các giải pháp lồng ghép BĐKH đến Quy hoạch sử dụng không gian khu vực nghiên cứu. 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp mô hình hóa. + Mô hình thủy lực MIKE21 FM: được xây dựng dựa trên cơ sở hệ phương trình nước nông phi tuyến hai chiều. + Mô hình xâm nhập mặn MIKE21 FM-AD - Phương pháp viễn thám/ GIS: thông qua thu thập và xử lý ảnh viễn thám sử dụng các công cụ GIS xác định diễn biến đường bờ, phân tích, đánh giá và hiển thị các kết quả nghiên cứu. - Phương pháp đánh giá tổn thương: tính dễ bị tổn thương (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của mức độ phơi bày E (Exposure), mức độ nhạy cảm S (Sensitivity) và khả năng thích ứng AC (Adaptative Capacity) (IPCC, 2007). Công thức tính như sau:
- 10 VI = f (E, S, AC) Chỉ số tổn thương được tính theo chỉ số VI: Các bước cụ thể tính toán các chỉ số E, S, AC, VI và áp dụng phương pháp trọng số không cân bằng của Iyengar và Sudarshan (1982). - Phương pháp lồng ghép BĐKH vào Quy hoạch sử dụng không gian: việc lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch được thực hiện dựa trên một số bước mang tính nguyên tắc trong quy hoạch xây dựng gắn với quy hoạch không gian vùng ven biển. Quy hoạch không gian vùng ven biển thường mang tính khái quát thông qua các khu chức năng mang tính đặc thù gắn liền với điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái vùng ven bờ. Trong khi đó, quy hoạch xây dựng được thực hiện chi tiết mang tính cơ hữu với các đối tượng sử dụng đất khác nhau nhằm phát triển KT-XH. Trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu làm thay đổi hệ sinh thái và thay đổi tính cơ hữu của các khu chức năng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong phát triển bền vững KKT Nhơn Hội.
- 11 CHƢƠNG 3 LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH SỬ DỤNG KHÔNG GIAN KHU KINH TẾ MỞ NHƠN HỘI 3.1 Kịch bản BĐKH và NBD cho khu kinh tế mở Nhơn Hội Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng ở cả tỉnh Bình Định, với mức tăng phổ biến khoảng 0,7 - 0,8 0C; đến giữa thế kỷ nhiệt độ tăng khoảng 1,3 - 1,40C so với thời kỳ cơ sở; đến cuối thế kỷ nhiệt độ tăng khoảng 1,7 - 1,90C, trong đó, nhiệt độ ở khu vực phía Bắc của tỉnh tăng nhanh hơn so với khu vực phía Nam. Lượng mưa: Kết quả dự tính chi tiết mức biến đổi lượng mưa năm và các mùa tại Bình Định có thể thấy, ở cả hai kịch bản RCP, lượng mưa năm có xu thế tăng ở toàn tỉnh Bình Định,với mức tăng khoảng 12÷25%, từ Tây sang Đông. Lượng mưa tăng cao nhất ở khu vực Đông Bắc của tỉnh, trên khu vực các huyện Hoài Nhơn, An Lão; xu thế tăng thấp trên địa bàn các huyện thuộc khu vực phía Tây, Tây Nam Bình Định như Vân Canh,Tây Sơn, Vĩnh Thạnh. Cụ thể, theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng khoảng 15÷21%; đến giữa thế kỷ tăng 15÷25% so với thời kỳ cơ sở. Nước biển dâng: trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, xu thế tăng của mực nước biển trong 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 có sự sai khác không nhiều nhưng có sự khác biệt đáng kể từ năm 2040 trở đi. Với kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21, ước tính trung vị của mực nước biển dâng tổng cộng là 53,5 cm trong khi cận trên (phân vị 95%) có giá trị 76,4 cm và cận dưới (phân vị 5%) có giá trị 33,2 cm.
- 12 3.2. Tác động của BĐKH đến khu kinh tế mở Nhơn Hội 3.2.1. Đƣờng bờ Tốc độ thay đổi của bờ biển khu kinh tế mở Nhơn Hội được đánh giá theo giai đoạn 1991 – 2015: trên toàn bờ biển khu kinh tế Nhơn Hội, sự biến đổi bờ biển là đồng đều với trên toàn đường bờ, ít có không có sự thay đổi khác biệt của 1 đoạn bờ biển nào đó so với toàn đường bờ. Sự thay đổi bồi lắng – xói lở ở khu vực này là rất thấp, thay đổi trung bình cao nhất trong khoảng 10 m/năm, trong đó, tốc độ xói cao nhất là 8.82 m/năm ở giai đoạn 2001-2003, tốc độ bồi cao nhất là giai đoạn 2003-2005 là 10.66 m/năm. Tốc độ thay đổi đường bờ trong 24 năm (1991 - 2015) Để đánh giá sự thay đổi đường bờ qua khoảng thời gian dài, không theo chu kỳ ngắn 2 năm, phần mở rộng DSAS được sử dụng để phân tích tốc độ thay đổi đường bờ qua 24 năm với chỉ số LRR. Chỉ số LRR chung trên toàn đường bờ là -0.28 m/năm, cho thấy đường bờ khu vực này có xu hướng xói lở, tuy nhiên, con số này rất nhỏ, không đáng kể. Xét về tỷ lệ bồi lắng – xói lở trên tổng chiều dài của đường bờ nghiên cứu thì tỷ lệ chiều dài của các đoạn bồi tụ là 16%, trong khi đó tỷ lệ của xói lở là 84%. Trong 5 xã thuộc đường bờ nghiên cứu, 2 xã Nhơn Lý và Nhơn Hải có chỉ số LRR trung bình cao hơn 3 xã Cát Chính, Cát Tiên và Cát Hải. 3.2.2. Biến động trầm tích tầng mặt theo kịch bản RCP 4.5 Giai đoạn đầu thế kỷ Sự thay đổi về diện tích phân bố các trường trầm tích của đầm Thị Nại theo kịch bản RCP 4.5 đến đầu thế kỷ không có sự khác biệt nhiều so với sự phân bố trầm tích tầng mặt hiện tại của vùng. Lý do có
- 13 sự khác biệt này là do dòng chảy tầng mặt tác động lên sự di chuyển và vận chuyển, lắng đọng trầm tích theo mùa, theo thời kỳ. Tốc độ lắng đọng trầm tích được xác định khoảng 1,5cm/năm. Thành phần và sự phân bố trầm tích tầng mặt cho kịch bản RCP 4.5 vào đầu thế kỷ không có nhiều sự khác biệt so với nền trầm tích hiện tại. Giai đoạn giữa thế kỷ Trường trầm tích bùn chúng được mở rộng hơn về phía đường bờ so với giai đoạn đầu thế kỷ. Trường trầm tích cát có xu thế mở rộng hơn về phía cửa đầm và mở rộng chiếm một phần diện tích của trường cát bùn. Xuống gần với phía cửa đầm khu vực phường Hải Cảng thì trường bùn chiếm ưu thế hơn cả. Xen vào đó ở phía sát đường bờ và sát với bờ phía Tây của bán đảo Phương Mai thì trường trầm tích cát lại chiếm ưu thế hơn cả. 3.2.3. Xâm nhập mặn theo kịch bản RCP 4.5 Giai đoạn đầu thế kỷ Theo tính toán, trong mùa lũ không có sự xâm nhập mặn từ đầm Thị Nại vào sông. Tuy nhiên, trong mùa kiệt, đặc biệt là thời gian đỉnh kiệt, sự xâm nhập là đáng kể. Trong sông Kôn, sự xâm nhập mặn có thể vào sâu hơn 3km (điểm SK2), sông Trường Úc khoảng 5km và Hà Thanh là gần 2.5km. Trong sông Trường Úc, ở điểm TU3 cách của sông 3km, độ muối vẫn có thể lên tới 25‰. Giai đoạn giữa thế kỷ Trong mùa lũ không có sự xâm nhập mặn từ đầm Thị Nại vào sông. Nguyên nhân do lưu lượng ở thượng nguồn đổ về trong thời gian này lớn, đã đẩy khối nước mặn ở đầm Thị Nại ra xa khu vực cửa sông. Tuy nhiên trong mùa kiệt, đặc biệt là thời gian đỉnh kiệt sự xâm nhập là đáng kể.Trong sông Hà Thanh, ở điểm HT2 cách cửa hơn 1.3km độ muối có thể đạt tới trên 26‰. Sự xâm nhập mặn trong sông này là gần
- 14 3km. Ở sông Trường Úc, sự xâm nhập mặn xảy ra mạnh mẽ hơn. Tại điểm Lòng Sông, cách cửa sông hơn 4km, độ muối vẫn đạt tới gần 5‰. Trong sông Kôn, sự xâm nhập mặn có thể vào sâu hơn 2km. 3.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của khu Kinh tế nhơn Hội do BĐKH 3.3.1.Dân cư Đầu thế kỷ, dân cư các xã Phước Hòa, Phước Thuận, xã Cát Tiến và phường Hải Cảng bị tổn thương cao nhất (chỉ số V = 0,52 – 0,55); xã Cát Hải, Cát Chánh, Phước Thắng, Phước Sơn và Nhơn Hội bị ảnh hưởng ở mức trung bình (V = 0,44 – 0,49); khu vực xã Nhơn Lý, Nhơn Hải là những nơi chịu ảnh hưởng nhẹ nhất (V = 0,34 – 0,38). Đến giữa thế kỷ, tổn thương lớn nhất xảy ra tại các khu vực Phước Hòa, Phước Sơn và Phước Thuận (chỉ số V từ 0,52 – 0,57); các xã Cát Tiến, Cát Chánh, Phước Thắng, Nhơn Lý, Nhơn Hải và phường Hải Cảng là những nơi có mức tổn thương trung bình (V từ 0,42 – 0,49); dân cư xã và Cát Hải và Nhơn Hội chịu tác động thấp nhất (chỉ số V từ 0,38 – 0,40).
- 15 Đầu TK Giữa TK Hình 2- Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thương dân cư 3.3.2. Tổn thương đến các ngành kinh tế theo kịch bản RCP4.5 Công nghiệp – Dịch vụ Kết quả đánh giá tổn thương đối với lĩnh vực công nghiệp –dịch vụ giai đoạn nền dao động từ 0,33 đến 0,5, tổn thương cao nhất là ở xã Phước Thuận (V=0,5), thấp nhất ở xã Nhơn Hội, các xã Nhơn Hải, P. Hải Cảng, Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Sơn có mức độ tổn thương gần như nhau (dao động từ 0,42 -0,47). Theo kịch bản BĐKH trong tương lai đến giữa thế kỷ chỉ số tổn thương dao động từ 0,31 – 0,57, xã Nhơn Hội có mức độ tổn thương thập nhất và cao nhất là Phước Thuận.
- 16 Đầu TK Giữa TK Hình 3- Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thương ngành công nghiệp – dịch vụ Giao thông vận tải Giai đoạn nền chỉ số tổn thương (V) dao động từ 0,38 -0,58, các xã có chỉ số tổn thương cao là xã Phước Thuận là (V=0,58), thấp nhất ở xã Nhơn Hải (V=0,38). Tuy nhiên theo kịch bản BĐKH đến giữa thế kỷ thì thứ tự tổn thương giữa các xã có sự thay đổi r rệt, các xã có mức độ tổn thương cao là Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Thắng, các xã có mức độ tổn thương thấp nhất là P. Hải Cảng và Nhơn Lý (V=0,52).
- 17 Đầu TK GiữaTK Hình 4- Sơ đồ tổn thương ngành giao thông vận tải Xây dựng Chỉ số tổn thương thấp hơn so với lĩnh vực Cộng nghiệp, giao thông và dân cư. Chỉ số tổn thương dao động từ 0,28 - 0,64, trong đó P. Hải Cảng có chỉ số V cao nhất (V=0,64), thấp nhất là xã Cát Hải (V =0,28), các xã Cát Tiến, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Sơn, Nhơn Hội, Nhơn Hải có chỉ số tổn thương khá tương đồng (dao động từ 0,43 -0,49). Theo kịch bản BĐKH RCP 4.5 đến giữa thế kỷ xã Cát Hải có chỉ số tổn thương tăng cao so với giai đoạn nền (từ 0,28 đến 0,51), các xã Phước Sơn, Phước Thuận có mức độ tổn thương cao nhất (V=0,58), thấp nhất là xã Nhơn Hải.
- 18 Đầu TK Giữa TK Hình 5- Sơ đồ tổn thương ngành xây dựng Du lịch Đối với giai đoạn nền chỉ số tổn thương dao động từ 0,34 -0,51, trong đó tập trung chủ yếu từ 0,41 -0,43. Theo kịch bản BĐKH RCP 4.5 đến giữa thế kỷ chỉ số tổn thương V ở các xã hầu hết tăng lên và dao động từ 0,53 -0,64, tổn thương cao nhất là xã Nhơn Hội (V=0,64), tiếp đến là các xã Nhơn Hoải (V=0,63), Phước Hòa (V=0,62), Phước Thuận (V=0,61), thấp nhất là các xả, thấp nhất là các xã Cát Hải (V=0,53) Nhơn Lý (V=0,55).
- 19 Đầu TK Giữa TK Hình 6- Sơ đồ tổn thương ngành xây dựng 3.4. Các giải pháp lồng ghép BĐKH vào quy hoạch không gian khu Kinh tế Nhơn Hội Việc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội thực chất là lồng ghép tác động của BĐKH đối với môi trường tự nhiên, KT-XH và giải pháp nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH. 3.4.1 Lồng ghép BĐKH đối với các ngành, lĩnh vực Đối với Dân cư Theo quy hoạch, các khu vực phát triển dân cư thành thị có mức độ tổn thương thấp nhất, thấp hơn so với các khu vực được quy hoạch "tạm thời giữ như cũ".
- 20 Đối với lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ Bốn khu vực được quy hoạch phát triển gồm Cát Chánh: phát triển nhà máy phong điện, Nhơn Hội: phát triển công nghiệp dịch vụ thuộc khu thuế quan. Khu vực Hải Cảng và Nhơn Hải phát triển công nghiệp dịch vụ phi thuế quan. Mức độ tổn thương của Nhơn Hội giai đoạn đầu thế kỷ thuộc dạng thấp nhất trong khu vực, hoàn toàn phù hợp cho phát triển công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến giai đoạn giữa, mức độ tổn thương tăng dần, đạt ngưỡng trung bình và cao của khu vực. Với khu vực phi thuế quan, mục tiêu nhằm thu hút các đầu tư, làm tiền đề cho phát triển kinh tế của khu vực trong giai đoạn đầu thế kỷ mức độ tổn thương thuộc hạng trung bình (lớn hơn so với khu thuế quan). Mặc dù gần biển, thuận lợi do hạ tầng được xây dựng và phát triển bổ sung song r ràng với nguy cơ tổn thương trung bình và cao so với khu vực cũng là điều khó thu hút các đầu tư hoặc nếu có cũng cần bổ sung các cơ chế đặc thù hơn so với hiện tại. Đối với lĩnh vực Xây dựng Đặc trưng của khu vực là phát triển một khu kinh tế nên hầu hết các điểm trong khu vực đều tiến hành bài toán xây dựng. Xem xét mức độ tổn thương cho lĩnh vực này có thể nhận thấy có sự gia tăng theo chiều Bắc - Nam. Đặc biệt, khu vực thuế quan và phi thuế quan là hai khu vực có mức độ tổn thương cao hơn cả. Đối với khu vực Phước Sơn và Phước Thuận, mức độ tổn thương cũng đạt mức cao trong khu
- 21 vực. Như vậy, đối với khu vực kinh tế mở Nhơn Hội, trong lĩnh vực xây dựng cần hết sức chú ý khi thực hiện các quá trình thi công, cần chú ý đến mức độ rủi ro có thể gặp phải để xác định kết cấu, mức độ bền vững của công trình. Đối với lĩnh vực Giao thông Nguy cơ tổn thương cao nhất thuộc khu vực trung tâm (từ Phước Thắng đến Phước Thuận) trong khi hai khu vực thuế quan và phi thuế quan có mức độ tổn thương thấp hơn. Điều đó cho thấy mức độ thuận lợi khi phát triển hai khu vực ưu tiên về giao thông trong quy hoạch và định hướng phát triển. Do vậy, việc phát triển giao thông ở khu vực này cần đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của lũ lụt, trong đó đảm bảo cao độ nền đường tránh ngập khi xảy ra mưa lớn, lũ lụt và nước dâng do bão. Đối với lĩnh vực Du lịch Mức độ tổn thương tương đối đồng đều trong toàn khu vực. Khu vực du lịch núi Bà mặc dù giai đoạn đầu thế kỷ mức độ tổn thương cao hơn các khu vực khác song lại thể hiện tính bền vững do giai đoạn giữa thế kỷ mức độ tổn thương gần với giai đoạn đầu thế kỷ. Đối với khu vực du lịch sinh thái, đặc biệt khu vực Phước Hòa cần lưu ý đến bài toán tổn thương ở đây trong cả 3 giai đoạn đầu, giữa thế kỷ. 3.4.2 Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch không gian Các bản đồ Quy hoạch phân vùng không gian theo kịch bản RCP 4.5 cho giai đoạn đầu, giữa thế kỷ được thành lập dựa trên các kết quả nghiên cứu về những biến động về điều kiện tự nhiên (đường bờ,
- 22 trầm tích, xâm nhập mặn ), và dự báo mức độ tổn thương hệ thống KT-XH khu vực nghiên cứu. Đó là cơ sở để xây dựng bản đồ Quy hoạch sử dụng không gian cho Khu kinh tế mở Nhơn Hội theo kịch bản RCP4.5 cho giai đoạn đầu và giữa thế kỷ. Hình 7- Sơ đồ quy hoạch sử dụng không gian khu kinh tế mở Nhơn Hội theo kịch bản BĐKH RCP4.5 giai đoạn giữa thế kỷ
- 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Các kết quả của luận án Luận án đã đánh giá được biểu hiện của BĐKH và xây dựng kịch bản BĐKH, NBD cho Khu kinh tế Nhơn Hội, là cơ sở ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH, NBD và tình trạng tính dễ bị tổn thương đối với các lĩnh vực kinh tế đặc trưng tạo tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp lồng ghép BĐKH đến quy hoạch sử dụng không gian KKT Nhơn Hội. Tác động của BĐKH, NBD đến môi trường tự nhiên: Đường bờ, trầm tích mặt, xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu Tính toán được tính tổn thương do BĐKH đến các ngành/lĩnh vực: Dân cư, ngành Công nghiệp-dịch vụ, Xây dựng, Giao thông vận tải, Du lịch theo kịch bản hiện trạng và đến các giai đoạn trong tương lai, từ đó là cơ sở cho việc đề xuất Quy hoạch không gian Khu kinh tế Nhơn Hội theo kịch bản BĐKH RCP 4.5. Đã xây dựng bản đồ phân vùng quy hoạch không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội theo kịch bản BĐKH và đề xuất được các giải pháp thích ứng phù hợp đối với dân cư cũng như các lĩnh vực như công nghiệp-dịch vụ, giao thông- vận tải, xây dựng và du lịch thuộc Khu kinh tế mở Nhơn Hội. 2. Những kiến nghị Cách tiếp cận, phương pháp đánh giá tác động của BĐKH, NBD và tình trạng dễ bị tổn thương đối với các đặc trưng kinh tế của Khu kinh tế Nhơn Hội nhằm đề xuất các giải pháp lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian được xây dựng trong Luận án có thể áp dụng
- 24 rộng rãi cho các địa phương khác có cùng đặc thù về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vùng kinh tế ven biển. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu, để nâng cao độ tin cậy của các kết quả tính toán luận án cần thu thập, điều tra, khảo sát bổ sung các số liệu về tự nhiên và kinh tế-xã hội. Đối với tình trạng dễ bị tổn thương, luận án mới chỉ xem xét chủ yếu tác động của yếu tố ngập do BĐKH, NBD. Những yếu tố như bão, nước dâng do bão, hạn và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác cần được tiếp tục nghiên cứu để có đánh giá toàn diện cho khu vực nghiên cứu. Lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng kế hoạch, quy hoạch nói chung, quy hoạch sử dụng không gian một khu kinh tế nói riêng là vấn đề rất khó và mới. Đây là một quá trình khép kín liên tục từ khâu xây dựng kịch bản, đánh giá tác động và tình trạng tổn thương của BĐKH, NBD đối với môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội đến việc lồng ghép các tác động này trong quá trình xây dựng kế hoạch, quy hoạch và kiểm tra tính xác thực của việc lồng ghép. Mỗi công đoạn của quá trình lồng ghép rất phức tạp, đòi hỏi phải có đầy đủ, chính xác nhiều loại thông tin khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
- 25 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thanh Long (2013), Bước đầu nghiên cứu lồng ghép Biến đổi khí hậu đến Quy hoạch không gian biển. Tạp chí Khí tượng thủy văn, ISSN 0866-8744, số 636, 12/2013, trang 22-26. 2. Phạm Thanh Long, Trần Hồng Thái, Phạm Văn Thanh, Đặng Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đào Mạnh Trí, Đào Hương Giang, Nguyễn Bùi Phong (2015), Dự báo biến động trầm tích tầng mặt đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tạp chí Môi trường, ISSN 1859-042X, số 7, 2015, trang 69-72. 3. Schmidt-Thome Philipp, Nguyễn Thị Hạ, Phạm Thanh Long, Jarva Jaana, Kristiina Nouttimaki (2015), Climate change adaptation measures in Viet Nam: Development and Implemtation, ISBN 987-3- 319-12345-5, Nhà xuất bản Springer. 4. Phạm Thanh Long, Trần Hồng Thái, Phạm Văn Thanh, Đặng Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hải Yến, Đào Mạnh Trí, Đào Hương Giang, Nguyễn Bùi Phong (2015), Tính dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp và dịch vụ khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tạp chí Biển Việt Nam, ISSN 1859-2033, số 8+9/2015, trang 73-77. 5. Phạm Thanh Long, Bùi Chí Nam, Nguyễn Văn Tín (2015), Ứng dụng phương pháp AHP đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai tại các xã thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khí tượng thủy văn, ISSN 0866-8744, số 660 , 12/2015, trang 26-31. 6. Schmidt-Thomé, P., Jarva, J., Nuottimäki, K., Pham, L.T., Nguyen T. H. (2015). Integrated natural resource and risk management – experiences of developing climate change adaptation measures in two provinces in Vietnam. Proceedings of the 4th International Symposium and Exhibition "Water security in a changing era", Hanoi, Vietnam, trang 61-69. 7. Phạm Thanh Long, Bùi Chí Nam (2016). Ứng dụng viễn thám và GIS theo dõi diễn biến xói lở- bồi tụ khu vực bờ biển Khu kinh tế Nhơn Hội. Tuyển tập Hội thảo Khoa học quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, ISBN 978-604-904-991-0, trang 92-100.