Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

doc 121 trang Phương Linh 11/05/2025 130
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docNội dung toàn văn.doc
  • docBìa toàn văn.doc
  • docBìa và trang phụ tóm tắt.doc
  • pdfNCS_LVHuu_E.pdf
  • pdfNCS_LVHuu_V.pdf
  • docNội dung tóm tắt.doc

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hầu hết tất cả các nước đang phát triển và phát triển đang đứng trước một thực trạng chung là khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, môi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trên thế giới và các tổ chức môi trường thế giới như UNCEP, IUCN, WWF, đã vào cuộc để nghiên cứu làm giảm thiểu sự suy thoái môi trường, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Đồng thời tổ chức các cuộc hội nghị lớn trên thế giới về vấn đề môi trường toàn cầu và phát triển bền vững nhằm kêu gọi các nước cùng cam kết thực hiện qui ước chung về sự phát triển bền vững. Để đánh giá sự phát triển bền vững của một vùng hay một quốc gia, các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm cả về lĩnh vực môi trường, kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật. Ở mỗi vùng khác nhau thì hệ thống chỉ tiêu này cũng khác nhau và mức độ quan trọng cũng khác nhau. Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có nhiều dạng địa hình khác nhau tạo điều kiện cho sự đa dạng sinh vật và phong phú tài nguyên [45]. Việc đánh giá sự phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam đang là vấn đề mới, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,12,13,23,24,30,32,33,34,42,43,46,50]. Chính vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu của đề tài Xây dựng mới hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam; Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong việc nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật. Kết quả của công trình là cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn cho việc đánh giá mức độ phát triển bền vững phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường. 4. Những đóng góp mới của luận án Các kết quả của đề tài là dẫn liệu đầu tiên về hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung; xác định được 23 chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật để đánh giá sự phát triển bền vững ở Việt Nam; đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. 5. Cấu trúc luận án Luận án gồm phần mở đầu và 5 chương: Phần mở đầu 2 trang; Chương 1 - Tổng quan tài liệu gồm 22 trang; Chương 2 - Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam và Tỉnh Bình Thuận 16 trang; Chương 3 - Mục tiêu, đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 trang; Chương 4 – Kết quả và thảo luận 35 trang; Chương 5 - Kết luận và kiến nghị 2 trang; ảnh và phụ lục. 1
  2. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một số khái niệm, quan điểm liên quan đến phát triển bền vững và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 1.1. Khái niệm phát triển bền vững Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đưa ra một định nghĩa chính thức về khái niệm phát triển bền vững nhân loại trong Thiên niên kỷ thứ ba như sau:“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại,mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Chúng ta sẽ phân tích thêm về một số vấn đề lý luận PTBV như được trình bày dưới đây. 1.2. Quan điểm về con đường phát triển bền vững hiện thực Nhìn chung, quan điểm chủ đạo của các quốc gia thành viên LHQ là bất chấp những hạn chế, cản trở và trở ngại còn tồn tại hoặc mức độ thành công còn khá khiêm tốn trong việc triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự Agenda 21, thì các quốc gia vẫn lựa chọn con đường phát triển bền vững, bởi đó là con đường có tính nguyên tắc duy nhất nếu các quốc gia thực sự muốn phát triển lâu bền để đạt tới các ngưỡng phát triển tiến bộ và văn minh nhân loại mới. Vấn đề còn lại là tìm kiếm được các phương tiện và công cụ thật hiệu quả cho việc tổ chức thực hiện nó. 1.3. Bối cảnh thực tiễn phát triển bền vững trên thế giới Bối cảnh PTBV rất đặc thù trên thế giới là sự phát triển rất không đồng đều giữa các nước, khu vực và đó là một nguyên nhân chính đang cản trở việc thực hiện thành công các mục tiêu PTBV và Chương trình Agenda 21 của Thế giới một cách hiệu quả cao, cho nên vấn đề PTBV đã cần được xem xét trên góc độ các nước phát triển và các nước đang phát triển như dưới đây [1, ,20] 1.4. Một số nguyên tắc phát triển bền vững cơ bản LHQ đã xác định tổng thể 7 nguyên tắc PTBV cơ bản (Tuyên bố Rio De Janeiro năm 1992). Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ nhấn mạnh đến một số nguyên tắc PTBV cơ bản áp dụng cho các điều kiện thực tiễn cụ thể ở Việt Nam như sau: (1) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (2) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường và giảm thiểu tối đa các loại chất thải phát sinh; (3) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học và văn hoá (4) Khai thác tài nguyên phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép chặt chẽ với bảo vệ môi trường và khôi phục môi trường; (5) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng địa phương; (6) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc đào tạo nâng cao nhận thức môi trường và (7) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. 1.5. Khái niệm về ngưỡng phát triển trên con đường tiến tới phát triển bền vững Nhìn chung “ngưỡng phát triển “ sẽ cho thấy rằng các tích lũy, gia tăng hoặc trầm tích, tồn tích phát triển thường xảy ra một cách đều đều ở quy mô “ sâu lắng hoặc âm thầm “ thường rất khó phát hiện và nhận biết, song khi đã tự diễn biến tới một giới hạn chuyển biến, hoặc chuyển pha đột biến thăng - trầm nhất định, thì sẽ tự xuất hiện sản sinh có tính chất nhảy vọt hoặc bùng nổ, để “thoát thai” và trở thành một sự kiện được ghi nhận, hay một hiện tượng tồn tại thực tiễn khách quan. Vì vậy, ta có thể hiểu “ngưỡng phát triển ” là một điểm, một mức và một giá trị không gian, hoặc một thời điểm thời gian, mà ở trên hoặc 2
  3. sau đó sẽ có thể xảy ra một sự kiện, một hiện tượng nhất định, còn ở dưới hoặc ở trước đó thì các sự kiện, hiện tượng nhận thức và phát hiện được sẽ chưa xảy ra. 1.6. Khái niệm về các thông số, chỉ tiêu/chỉ thị và chỉ số phát triển bền vững - Chỉ số (Index) là giá trị tích hợp đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường được tính toán trực tiếp từ một số các chỉ tiêu hoặc gián tiếp từ các chỉ tiêu tổng hợp. - Chỉ tiêu/Chỉ thị (Indicator): Chỉ thị là giá trị đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường được tính toán trực tiếp từ các thông số (parameters) hay biến số (Variables) đã được quan trắc đo đạc, ghi nhận, hoặc tính toán thực tế (chỉ thị), hoặc từ các chỉ tiêu/chỉ thị (CTTH). - Thông số/biến số là các số đo đạc thực tế hoặc/và ghi nhận, tính toán ra từ hiện trạng hoặc/và dự báo xu thế diễn biến về tài nguyên và môi trường, mà từ chúng sẽ tính toán ra các chỉ tiêu/chỉ thị, rồi từ các chỉ tiêu (indicator) sẽ tiếp tục tính toán ra các chỉ số (index) theo các thuật toán biến đổi dữ liệu, cũng như theo phép tích hợp tổng (hoặc nhân) trung bình từ các thông số/biến số và chỉ thị áp dụng. 2. Kết quả nghiên cứu về phân loại các chỉ tiêu phát triển bền vững Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững thường được phân loại theo lĩnh vực và theo tính chất. Bốn lĩnh vực thường được xem xét là kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Tuy nhiên, một số nước đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững theo điều kiện thực tế của nước đó, bao gồm các lĩnh vực khác như tài nguyên, khí hậu, theo lĩnh vực khoa học, theo vùng địa lý . Ngoài ra, còn phân loại các chỉ tiêu phát triển bền vững theo các tính chất như sau: (1) Các chỉ tiêu trạng thái; (2) Các chỉ tiêu mục tiêu, mục đích; (3) Các chỉ tiêu áp lực (4) Các chỉ tiêu ảnh hưởng và (5) Các chỉ tiêu hưởng ứng 3. Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững trong đó có lĩnh vực về sinh thái và tài nguyên sinh vật 3.1. Thế giới - Vương Quốc Anh. Bộ chỉ tiêu PTBV gồm 16 chỉ tiêu đặc trưng cho ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó có 3 chỉ tiêu đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,21,22,26,27,29]. - Thụy Điển: Bộ chỉ tiêu PTBV gồm 30 chỉ tiêu, đề cập đến 04 lĩnh vực: Hiệu quả, bình đẳng/tham gia, thích nghi, Giá trị và tài nguyên đối với thế hệ mai sau. Trong đó có 5 chi tiêu đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,21,22,26,27,29]. - Hoa Kỳ: Bộ chỉ tiêu PTBV gồm 32 chỉ tiêu, trong đó có 11 chỉ tiêu đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,21,22,26,27,29]. 3.2. Các nước trong khu vực - Indonesia: Bộ chỉ tiêu PTBV gồm 21 chỉ tiêu, trong đó có 3 chỉ tiêu đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,21,22,26,27]. - Philipin. Bộ chỉ tiêu PTBV gồm 43/58 chỉ tiêu khuyến nghị của CSD/UN. Ngoài ra, Philippin còn áp dụng một số chỉ tiêu liên quan đến sự thay đổi toàn cầu. - Thái Lan: Bộ chỉ tiêu PTBV gồm 16 chỉ tiêu PTBV, nhưng không có chỉ tiêu nào đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật. - Trung Quốc: Bộ chỉ tiêu PTBV gồm 80 chỉ tiêu thuộc 06 lĩnh vực: kinh tế, xã hội; tài nguyên; môi trường; dân số và khoa học - công nghệ, trong đó có 27 chỉ tiêu đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,21,22,26,27] 3
  4. 4. Tổng quan về phương pháp tính toán, phân tích và kinh nghiệm xây dựng các chỉ số, chỉ tiêu phát triển bền vững 4.1 Thế giới Trong giai đoạn 1995-2001, CSD/UN tập trung chủ yếu cho việc chọn lọc, xây dựng, thiết kế Bộ Khung các chỉ tiêu và chỉ số PTBV khởi đầu (gồm 4 chỉ số tổng hợp, 15 chỉ tiêu tổng hợp, 38 chỉ tiêu khung và 58 chi tiêu cơ sở), được sử dụng cho việc thiết kế MDG và Agenda 21, cũng như khuyến nghị cho các quốc gia xây dựng Bộ Khung các chỉ tiêu và chỉ số PTBV khởi đầu của riêng mình nhằm triển khai mục tiêu PTBV trong thế kỷ 21[9,10,23]. 4.2. Nhóm các nước phát triển (NPT) Xét theo thực trạng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV đang áp dụng tại các nước này, cho thấy một số kinh nghiệm của nhóm NPT này có thể vận dụng một số thông số cụ thể đã áp dụng trong lĩnh vực môi trường của Anh và Mỹ và Thụy Điển cho định hướng đến năm 2020, trong đó chú ý đến đặc điểm hướng tới sự bền vững: (1) Hiệu quả; (2) Đóng góp và bình đẳng; (3) Thích nghi và (4) Giá trị và tài nguyên cho thế hệ mai sau. 4.3. Nhóm các nước đang phát triển lân cận Tương tự như trên, chúng ta có thể vận dụng kinh nghiệm của nhóm các NĐPT này cho định hướng xây dựng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV áp dụng đến năm 2020 của các nước Thái Lan, Trung Quốc. 5. Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam - Năm 1998, Cục Môi trường ban hành thử nghiệm bộ chỉ tiêu PTBV gồm 80 chỉ tiêu [12,16,17,18], trong đó có 6 chỉ tiêu liên quan tới lĩnh vực tài nguyên và môi trường. - Năm 2001, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV gồm 30 chỉ tiêu, trong đó có 11 chỉ tiêu có nội dung liên quan đến môi trường là [20]. - Năm 2003, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV gồm 25 chỉ tiêu, trong đó có 10 chỉ tiêu có nội dung về môi trường và tài nguyên [24]. - Năm 2009, Tác giả Phùng Khánh Chuyên, Đại học sư phạm Đà Nẵng đã nghiên cứu và đề cập 5 lĩnh vực và 5 chỉ tiêu liên quan đến môi trường. 4
  5. CHƯƠNG II. ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Tài nguyên sinh vật và môi trường sống ở Việt Nam, cách tính toán các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam; Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến viêc xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam; Địa điểm thực nghiệm tại tỉnh Bình Thuận. 2. Nội dung Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam; Nghiên cứu, xây dựng phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam; Nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở tỉnh Bình Thuận; Đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu đã có Thu thập tài liệu, số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về sinh thái, tài nguyên sinh vật, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững của các nước trên thế giới, trong đó lưu ý đến mức độ phát triển kinh tế - xã hội, các nước phát triển, các nước phát triển trước nước ta và các nước tương đồng. Số liệu được xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê, các thông tin tư liệu sau khi được thu thập, thống kê và xử lý sơ bộ bằng việc phân loại. 3.2. Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu tại thực địa Điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên - xã hội, môi trường, sinh thái và tài nguyên sinh vật, hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, các hoạt động thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm, các nhiệm vụ, dự án về môi trường thực hiện tại tỉnh Bình Thuận. 3.3. Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu PTBNV về sinh thái và tài nguyên Các chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật được lựa chọn phù hợp với thực tế của đất nước, tương thích theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững của đất nước. 3.4. Phương pháp tính các chỉ tiêu PTBNV sinh thái và tài nguyên sinh vật Các chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật được thực hiện bằng phương pháp thống kê toán học hiện đại đang được sử dụng tại các nước phát triên như Mỹ và Anh đã được sử dụng để tính toán xác định chỉ số môi trường bền vững của Liên hiệp quốc. 3.5. Phương pháp thu chuyên gia Dùng phiếu phỏng vấn hỏi ý kiến các chuyên gia, tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ các chỉ tiêu không phù hợp, bổ sung các chỉ tiêu tương thích với việc đánh giá thông qua trao đổi, gặp gỡ, hội thảo. 5
  6. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật 1.1 Nguyên tắc xây dựng đánh giá về phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật - Nguyên tắc thứ nhất: Tuân thủ, bám sát đường lối lãnh đạo của Đảng, Pháp luật Nhà nước và các cơ chế, chính sách của Chính phủ về PTBV, Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. - Nguyên tắc thứ hai: Tiếp thu sáng tạo lý luận quốc tế để hoàn thiện lý luận về phát triển bền vững nước ta. - Nguyên tắc thứ ba: Vận dụng kinh nghiệm và các khuyến nghị về xây dựng bộ chỉ tiêu do CSD/UN công bố và các nước khác trên thế giới đã xây dựng và áp dụng trong thực tiễn. - Nguyên tắc thứ tư: Lựa chọn phù hợp số lượng và chất lượng của các biến số, chỉ tiêu, chỉ số PTBV về STTNSV áp dụng cho việc quản lý PTBV. - Nguyên tắc thứ năm: Trong điều kiện phát triển quá độ hiện nay, chúng ta cần định hướng bộ chỉ tiêu PTBV theo hướng lâu dài theo xu hướng các nước phát triển. 1.2 Đề xuất hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam Việc triển khai cụ thể hoá tất cả 05 nguyên tắc đánh giá chung về PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật, lựa chọn từ bộ chỉ tiêu của LHQ và chỉ tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010; bộ chỉ tiêu Agenda 21 của Việt Nam và bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia, xác định những chỉ tiêu PTBV cơ bản nhất về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật ở nước ta như sau: - Các chỉ tiêu về đất: (1) Tỷ lệ diện tích đất rừng so với tổng diện tích đất (%). (2) Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên/tổng diện tích (%). (3) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện tích đất (%). (4) Tỷ lệ đất rừng bị suy thoái hàng năm/tổng diện tích đất lâm nghiệp (%). (5) Tỷ lệ diện tích đất ngập nước bị suy thoái/ tổng diện tích đất ngập nước (%). (6) Tỷ lệ diện tích đất ngập nước được bảo tồn/tổng diện tích đất ngập nước cùng kiểu (%). (7) Tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ/tổng diện tích đất lâm nghiệp (%). (8) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa/tổng diện tích đất nông nghiệp (%). - Các chỉ tiêu về nước: (9) Tỷ lệ Vm3 nước thải được xử lý/Vm3 nước thải (10) Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ chính (11) Tỷ lệ số hộ gia đình có đủ nước sạch sử dụng/tổng số hộ gia đình (%). - Các chỉ tiêu về không khí: (12) Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép, (13) Tổng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính. - Các chỉ tiêu về sinh vật: (14) Tổng số loài động, thực vật đảm bảo an toàn phát triển, (15) Tổng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, (16) Tổng sản lượng cá đánh bắt. 6
  7. (17) Tổng các loài ngoại lai xâm hại mới nhập. (18) Sản lượng gỗ rừng tự nhiên bị khai thác. (19) Cây con dược liệu và lâm sản ngoài gỗ khai thác. (20) Tổng cây con nuôi trồng gốc bản địa được lưu giữ. (21) Tổng số loài động, thực vật có trong sách đỏ Việt Nam được bảo tồn trong các khu bảo tồn và Vườn Quốc Gia. - Các chỉ tiêu về con người: (22) Quy mô dân số (23) Tỷ lệ trình độ văn hóa của dân (%) 2. Phương pháp tính toán hệ thống chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 2.1 Phương pháp tính toán hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam Quy trình cơ bản và khung phân tích phải được xây dựng trước khi tính toán điểm số và xếp hạng chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Phần này mô tả chi tiết các kỹ thuật và phương pháp thống kê được sử dụng để tính toán chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Các phụ lục đính kèm cung cấp số liệu cơ bản của chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Số liệu chi tiết được cung cấp để khẳng định rằng sự minh bạch là nền tảng thiết yếu để đưa ra những phân tích và quyết định chính sách đúng đắn. Những vấn đề đề cập ở đây phản ánh những vấn đề chung thường gặp trong quá trình tính toán các chỉ số tổng hợp: lựa chọn biến số, xử lý số liệu còn thiếu, phương pháp tổng hợp và tính toán cũng như kiểm tra hoạt động (OECD 2003). Ngoài ra, phần này cũng mô tả sâu hơn về các phương pháp sử dụng trong phân tích thống kê nhằm hỗ trợ các kết luận chính sách trình bày trong báo cáo. Mặc dù trọng tâm của báo cáo là các thông điệp chính rút ra từ các phân tích nhưng phần này cũng trình bày các kết quả của các phân tích chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật và mối quan hệ của chỉ số với các tiêu chuẩn kinh tế-xã hội và môi trường khác. Các quy trình thống kê áp dụng trong xây dựng báo cáo chỉ số bền vững về môi trường sinh thái gồm phân tích nhóm (cluster analysis), phân tích hợp phần cơ bản cũng như các mô hình hồi quy bậc thang (stepwise regression model) và hồi quy bội (multiple regression model). Phần này được chia thành 4 phần. Phần thứ nhất đưa ra diễn giải về xây dựng chỉ số bền vững về môi trường sinh thái. Phần này lại được chia thành các phần nhỏ hơn mô tả: - Tiêu chuẩn lựa chọn các quốc gia nêu trong chỉ số bền vững về môi trường. - Chuẩn hóa các biến để đảm bảo có thể so sánh giữa các quốc gia. - Phép biến đổi các biến số phục vụ quá trình quy nạp và tổng hợp. - Thuật toán quy nạp bội số sử dụng để thay thế số liệu còn thiếu. - Chuẩn hóa số liệu bằng phương pháp Winsor - Tổng hợp số liệu thành các điểm số của chỉ tiêu và điểm xếp hạng chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật cuối cùng. Phần tiếp theo thảo thuận về các vấn đề quan trọng của chất lượng và quy mô số liệu và làm thế nào có thể quản lý các số liệu trong Chỉ tiêu bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. “Đánh giá số liệu quốc gia” – đánh giá được thực hiện để kiểm tra chéo số liệu và để tăng phạm vi không gian và thời gian cũng được đưa vào báo cáo. Ngoài việc xác định số liệu tốt nhất hiện có cho chỉ tiêu bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật , tính lô-gic và động lực để đánh giá chất lượng của các bảng số liệu sử dụng và cung cấp thông tin chi tiết về nguồn số liệu cũng được xem xét. 7
  8. Phân tích độ bất định và độ nhạy được thực hiện trên cơ sở phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chung của Cộng đồng Châu Âu và được trình bày trong phần thứ 3. Với bước tiến lớn trong việc đảm bảo sự minh bạch hơn, các nguồn bất định chính được đánh giá trong Chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật, gồm xử lý số liệu còn thiếu, quy nạp và tính toán trọng số. Mỗi nguồn bất định tiềm năng được kiểm tra một cách độc lập và kiểm tra tổng hợp để đánh giá các tác động tới xếp hạng quốc gia. Các kết quả được sử dụng để chỉ ra những hạn chế chính trong việc phản ánh chính xác của điểm số đánh giá chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật, giải đáp những chỉ trích đưa ra về các báo cáo Chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật (ESI) trước đây cũng như củng cố cơ sở khoa học cho các kết luận chính sách trình bày trong Báo cáo. Cuối cùng, phần 4 trình bày những mô tả và kết quả chi tiết hơn của các phân tích thống kê – những phân tích làm cơ sở đưa ra các kết luận chính sách. Các công cụ thống kê được sử dụng gồm phân tích hợp phần chính (principal component analysis), hồi quy bậc thang (stepwise regression) và phân tích nhóm (cluster analysis). Phân tích hợp phần chính được sử dụng để khảo sát số lượng thứ nguyên khác biệt tồn tại trong ma trận chỉ tiêu ESI và trình bày tác động của các chỉ tiêu tới các thứ nguyên này. Phân tích hợp phần chính còn được sử dụng để xác định bộ trọng số cho 23 chỉ tiêu dựa trên tầm quan trọng về mặt thống kê của các yếu tố này. Các trọng số thống kê này sẽ được so sánh với các trọng số tương đương sử dụng trong ESI 2005. 2.2. Xây dựng phương pháp tính toán chỉ số đánh giá tính bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật Phương pháp xử lý thống kê sử dụng để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững do các trường đại học Columbia (Mỹ) và Yale (Anh) đề xuất nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về tính bền vững tài nguyên và sinh thái và tài nguyên sinh vật ở các quy mô khác nhau (quốc gia, khu vực, thế giới), nằm trong khuôn khổ các chương trình triển khai mục tiêu Thiên niên kỷ - MDG của Hội đồng phát triển bền vững thế giới (CSD). Đây là phương pháp xử lý thống kê khá mới mẻ và rất đa năng dựa trên các cơ sở toán học thống kê hiện đại. Phương pháp này đã được ứng dụng để xác định các chỉ số sinh thái và tài nguyên sinh vật phát triển bền vững (ESI) ở các quốc gia, khu vực và thế giới kể từ năm 2001, khi Hội đồng phát triển bền vững thế giới (CSD) phát hành bản báo cáo đầu tiên về bảng chỉ số ESI – 2001 của thế giới. Từ đó đến nay phương pháp tính toán chỉ số ESI đã liên tục được hoàn thiện (ESI – 2001, 2002, 2005) và đang nằm trong quá trình triển khai thử nghiệm ở quy mô toàn thế giới (chỉ số EPI – 2006). Ở nước ta, việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn của ngành Tài nguyên và Môi trường mới được triển khai kể từ năm 2005. Do đó, phương pháp xử lý thống kê phát triển bền vững hiện còn là phương pháp rất mới mẻ và chưa được phổ biến rộng rãi. Trong khi đó, bản chất của phương pháp toán học thống kê mới này có thể phù hợp cho rất nhiều mục tiêu nghiên cứu và đánh giá thực tiễn khác nhau trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nói chung, và tài nguyên sinh vật nói riêng, cũng như trong hàng loạt các ngành kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiến hành giới thiệu về phương pháp xử lý thống kê này ứng dụng trong tính toán các chỉ số, chỉ tiêu phát triển bền vững và đề xuất ứng dụng vào việc nghiên cứu và xây dựng, chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững tại Việt Nam. Dự kiến, phương pháp xử lý thống kê hiện đại sẽ bổ sung cho phương pháp xử lý thống kê cổ điển đang được ứng dụng phổ cập trong hàng loạt các lĩnh vực toán học thống kê, nhất là cho lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật và phát triển bền vững. Tính toán các chỉ tiêu, chỉ số bằng phương pháp này có các ưu thế vượt trội là: cho phép đạt được yêu cầu tối đa về 100% độ phủ dữ liệu; xây dựng được các chỉ tiêu, chỉ số có độ chính xác cao 8
  9. hơn; cho phép lồng ghép các vấn đề tài nguyên và sinh thái và tài nguyên sinh vật vào mục tiêu phát triển bền vững. Các vấn đề cụ thể về phương pháp luận của phương pháp thống kê ứng dụng trong lĩnh vực phát triển bền vững có thể tham khảo chi tiết trong nguồn: (1). 2005 Environmental Sustainability Index. Benchmarking National Environmental Stewardship. Appendix A – Methodology trên Website “ Environmental Sustainability Index “ và (2). Dưới đây xin giới thiệu tóm tắt về bản chất phương pháp này như sau: Bản chất của phương pháp thống kê hiện đại ứng dụng cho việc tính toán ra chỉ số sinh thái và tài nguyên sinh vật phát triển bền vững (ESI) là việc lấy phép tích hợp trung bình của các bảng dữ liệu tính toán chuẩn tắc đa dạng (có chung một đơn vị đo) hoặc phi chuẩn tắc đa dạng (khác biệt về các đơn vị đo) trên cơ sở phép tính tích hợp trung bình (cộng hoặc nhân) từ các phần tử con của ma trận dữ liệu X i (n p) có tính đến các sự khác biệt trong sai số toàn phương của các nguồn dữ liệu là điểm số Z j theo biểu thức : w j = Zj/p [1], trong đó phương pháp này cho phép bảo đảm chất lượng và độ phủ dữ liệu 100%, đồng thời áp dụng quy trình tính toán lặp giống nhau cho phép tích hợp trung bình từ thành chỉ tiêu và từ các chỉ tiêu thành chỉ số ESI. Quy trình tính toán lặp lại giống nhau cho phép tích hợp trung bình từ chỉ tiêu thành chỉ số ESI bao gồm: lựa chọn ; xử lý các dữ liệu thiếu hụt; tập hợp, đo đạc, tính toán và phân loại dữ liệu; tích hợp trung bình các chỉ tiêu; tích hợp trung bình chỉ số ESI; xác định sai số toàn phương và cuối cùng là kiểm tra kết quả tính toán ESI. Trong đó, các phương pháp phân tích thống kê , chỉ tiêu là rất quan trọng. Các quy trình xử lý thống kê áp dụng trong việc tính toán ESI bao gồm : các phân tích tích hợp (nhóm vấn đề, lĩnh vực, chủ đề, ) và phân tích thành phần cơ bản tương tự như mô hình hồi quy từng phần hoặc toàn phần. Nhìn chung, phương pháp tính toán chỉ số ESI được áp dụng trong thực tiễn, thường gồm 04 nội dung phân tích và tính toán chỉ số chính như sau: - Nội dung thứ nhất cung cấp việc diễn giải từng bước cấu trúc của chỉ số ESI (sơ đồ 1), được mô tả theo trình tự quy trình 6 bước như sau: Sơ đồ 01: Mô hình cấu trúc tính toán chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (ESI). Điểm ESIVN 2 chủ đề chính được tính toán các giá trị 5 chủ đề chủ đề nhanh tích hợp nhánh Điểm ESIVN bằng giá trị 23 chỉ tiêu tính toán trung bình của 23 chỉ tiêu này 1. Lựa chọn tiêu chí cho các quốc gia đưa vào danh mục phát hành Bảng chỉ số ESI. 2. Chuẩn hoá thông qua việc so sánh với các nguồn dữ liệu quốc gia. 3. Biến đổi cho quy trình quy nạp, thay thế các nguồn dữ liệu thiếu hụt và tiến hành tổ hợp, phân loại dữ liệu theo các bảng dữ liệu. 4. Sử dụng thuật toán quy nạp, thay thế từng phần các nguồn dữ liệu thiếu hụt. 5. Thống nhất bảng dữ liệu cho các quy trình phân tích và tính toán. 6. Tổ hợp dữ liệu để tính tích hợp trung bình các chỉ tiêu và chỉ số ESI cuối cùng. 9
  10. - Nội dung thứ hai tập trung phân tích về chất lượng và độ phủ của các nguồn dữ liệu sử dụng cũng như việc sắp xếp chúng trong cấu trúc của chỉ số ESI. Việc xem xét các nguồn dữ liệu quốc gia sử dụng cho các phép xử lý thống kê sẽ được tiến hành bằng cách kiểm tra mặt cắt ngang dữ liệu, độ phủ không gian và thời gian. Để nhận được các nguồn dữ liệu thích hợp nhất cho việc tính toán ESI, cũng cần đánh giá về chất lượng của tất cả các nguồn dữ liệu và cung cấp chi tiết căn cứ của các nguồn dữ liệu sử dụng. - Nội dung thứ ba là tiến hành các phân tích về độ chưa chắc chắn và độ nhạy cảm của các nguồn dữ liệu nhằm bảo đảm tính rõ ràng và minh bạch của các nguồn số liệu thiết kế nên cấu trúc ESI, trong đó gồm cả việc xử lý các nguồn dữ liệu thiếu hụt, đo đạc và thay thế bằng các nguồn dữ liệu tương thích khác. Mỗi nguồn dữ liệu tiềm năng chưa chắc chắn sẽ được kiểm tra riêng, đồng thời đánh giá các tác động ảnh hưởng của chúng đối với việc tính toán ra chỉ số ESI. Kết quả nhận được sẽ sử dụng để xác định các khoảng giới hạn trong việc tính toán ra chỉ số ESI, chỉ rõ giới hạn tồn tại trong phương pháp xác định các chỉ số ESI phát hành trước đó, cũng như chỉ rõ mức độ căn cứ khoa học cho việc đề xuất các chính sách phát triển bền vững sẽ đưa ra trong Bảng phát hành chỉ số ESI tiếp theo sau đó. - Cuối cùng, nội dung thứ tư sẽ mô tả một cách chi tiết hơn các kết quả phân tích thống kê như căn cứ trụ cột để đề xuất các chính sách phát triển bền vững. Các công cụ phân tích thống kê sử dụng bao gồm cả các phân tích về các thành phần cấu trúc cơ bản, phép hồi quy từng phần và phân tích tích hợp trung bình. Trong đó: + Việc phân tích các thành phần cơ bản sử dụng để nghiên cứu số lượng các đơn vị đo khác biệt tồn tại trong ma trận , chỉ tiêu và cho thấy mức độ ảnh hưởng của , chỉ tiêu theo các đơn vị đo này. Phân tích này sẽ được sử dụng nhiều hơn cho việc xác định các giá trị chỉ tiêu khung dựa trên mức độ quan trọng về nguồn số liệu thống kê của chúng. Các giá trị thống kê này được so sánh với các giá trị tương đương trong ESI. + Để xác định các chỉ tiêu quan trọng theo các thành phần cơ bản, sử dụng phép phân tích hồi quy từng phần để xác định tính chất ảnh hưởng liên hệ cần tính đến của đối với chỉ số ESI. Bởi vì, chỉ số ESI là công cụ để so sánh trình độ quản lý sinh thái và tài nguyên sinh vật quốc gia, nên cần xác định nhóm các nước cùng thứ bậc và nhóm các nước có thực tiễn tốt nhất phân loại theo chỉ số ESI. Phân tích này nhằm xác định các mô hình khuôn mẫu ở các khu vực có khác biệt lớn về mật độ dân số, quy mô quốc gia và thể chế. Quy trình trình tự các bước áp dụng cho tính toán chỉ số ESI như sau: (1). Lựa chọn tiêu chí quốc gia có chỉ số ESI (Selection Criteria) Các tiêu chí lựa chọn quốc gia có chỉ số ESI bao gồm : quy mô quốc gia, độ phủ chỉ tiêu, trong đó: - Quy mô quốc gia: Các quốc gia có tổng dân số dưới 100.000 người hoặc tổng diện tích đất dưới 5.000 km2 sẽ không được đưa vào bảng ESI (mô hình khuôn mẫu). - Độ phủ của chỉ tiêu (chỉ tiêu thực): Những quốc gia có ít hơn 59,2% số lượng sẵn có trong danh sách quy định cho tính toán ESI, sẽ không được đưa vào bảng ESI (nhằm bảo đảm độ phủ nguồn lữ liệu không ít hơn 59,2% cho việc tích hợp ra các chỉ tiêu). - Độ phủ của các chỉ tiêu: Bảo đảm độ phủ nguồn dữ liệu không ít hơn 90% các chỉ tiêu để tính toán cho việc tích hợp ra chỉ số ESI. (2).Tiêu chuẩn hóa thông qua việc so sánh với nguồn dữ liệu quốc gia (Standardization) Để tính toán các chỉ số ESI cho mỗi quốc gia, khu vực, thế giới và để thuận tiện cho việc tích hợp vào trong các chỉ tiêu, các nguồn dữ liệu ban đầu cần được chuyển đổi sang những quy mô đơn vị có thể so sánh được. Một số phi chuẩn tắc đa dạng cần được chuyển đổi đơn vị để so sánh với các nguồn dữ liệu quốc gia, như : Tổng GDP; GDP nông nghiệp; Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; Tổng dân số; Giá xăng dầu bình quân trên thế 10
  11. giới; Dân số thành thị; Dân số trong độ tuổi từ 0-14; Tổng diện tích đất đai; Diện tích đất cư trú; Động vật lưỡng cư, sự sinh sản của chim, các loài động vật có vú. (3). Biến đổi (Transformation) Sau khi được điều chỉnh thích hợp về quy mô đơn vị trên cơ sở so sánh với các nguồn dữ liệu quốc gia, bước tiếp theo là chuẩn bị chúng cho việc quy nạp, thay thế và tổ hợp các nguồn dữ liệu. Quy trình biến đổi dữ liệu sau phép quy nạp và thay thế sẽ có tác động ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ số sinh thái và tài nguyên sinh vật phát triển bền vững ESI. - Trước tiên, tất cả được kiểm tra ở trạng thái phân loại cập nhật bình thường. Trong nhiều trường hợp, những này thể hiện sự sai lệch rất đáng kể. Đa số cũng thể hiện những mẫu thức rất khác biệt (nhất là về đơn vị đo đạc), nên sự sai lệch giữa tăng lên cùng với độ rộng của các nguồn dữ liệu. Đây là hai cản trở chính đối với giả thiết về mô hình mô phỏng phép quy nạp và thay thế các nguồn dữ liệu thiếu hụt theo trạng thái chuẩn tắc đa dạng của khung dữ liệu. 3 p 3 Sxj = (1/σ xj).{(∑ j=1[xj – μj] /p )} [2] Với: Si là sự sai lệch giữa ; σxi là độ lệch chuẩn dữ liệu; ∆j = xj – μj là độ lệch chuẩn trung bình của các nguồn dữ liệu và p là độ phủ của các nguồn dữ liệu. Một phân bố một cách hoàn hảo bình thường, thì giá trị trung bình trở nên cân bằng đối với trạng thái xung quanh và do đó, sai lệch sẽ bằng 0. Những sai lệch hoặc khác biệt đơn vị có thể được biến đổi để cải thiện những tính chất này, song điều này có thể làm thay đổi những cách phân bố có ảnh hưởng đến việc tính ra chỉ số ESI. Ví dụ, hàm toán tử logarít được sử dụng phổ biến để làm giảm ảnh hưởng của một vài trị số lớn bằng việc tạo cho chúng tiến đến gần hơn với giá trị trung bình. Tương tự, sự biến đổi của những giá trị nhỏ sẽ tạo cho chúng tiến đến gần hơn với giá trị trung bình. Song, phép biến đổi dữ liệu sẽ làm giảm sự khác biệt giữa đầu vào. - Phép biến đổi thường sử dụng 04 hàm toán tử toán học chính là: log, ln, căn bậc 2 và luỹ thừa ¼. Trong đó, phép biến đổi thực hiện như sau: + Trước khi thực hiện các phép quy nạp và thay thế từng phần, có thể biến đổi tất cả có một trị số sai lệch lớn hơn so với hai số hạng bằng cách sử dụng lôgarít 10 hay phép biến đổi lũy thừa, tạo nên hiệu quả phân bố dữ liệu là rất có lợi. Trong đó, nếu nhỏ nhất là số âm, một hằng số sẽ được cộng thêm sao cho phép biến đổi các trị số âm có thể được tính toán. Chẳng hạn, nếu tối thiểu là -5, một trị số hằng số là 6 được cộng thêm vào tất cả mọi trước khi biến đổi lôgarít hay lũy thừa. + Sau khi quy nạp và thay thế dữ liệu, có thể biến đổi những trở về lại quy mô nguyên bản của chúng, ngoại trừ những có độ sai lệch quá lớn so với ít nhất 4 số hạng, tạo nên sự cân đối đối xứng dữ liệu với trạng thái xung quanh. (4). Phép quy nạp và thay thế từng phần cho các dữ liệu thiếu hụt (Imputation) Vấn đề đặt ra là phải xử lý như thế nào cho những dữ liệu không đầy đủ hoặc thiếu hụt (không bắt buộc, hoặc lệ thuộc), thường xuất hiện trong tất cả các kiểu thu thập dữ liệu sinh thái và tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến việc phân tích chính sách phát triển bền vững (do mức độ không chắc chắn của các nguốn dữ liệu). Vì vậy, cần sử dụng các phương pháp quy nạp, thay thế thích hợp để bổ sung hợp lý cho những lỗ hổng về dữ liệu. Hiện nay có hai phương pháp quy nạp và thay thế dữ liệu chính thường sử dụng là: - Mẫu thức các dữ liệu thiếu hụt giống như một vectơ đa dạng hoá của các nguồn dữ liệu không phụ thuộc vào các phản ứng khó phân biệt. Nói cách khác, một giá trị số liệu thiếu hụt hoàn toàn có thể là ngẫu nhiên (điều kiện thống kê là thiếu hụt hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc MCAR). Hoặc giả định là giá trị số liệu đó phụ thuộc vào các giá trị đo lường được, nên gọi là thiếu hụt không hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc MAR. Giả thiết MAR là cách 11
  12. tiếp cận tư duy thực tiễn hơn đối với các tình huống thực tế của cuộc sống. Nếu quản lý thiếu hụt cũng phụ thuộc vào trong mô hình dữ liệu đo đạc, thì kỹ thuật xử lý số liệu thiếu hụt có thể “ bỏ qua “ và số liệu thiếu hụt có thể tính toán. - Được biểu hiện bằng các tham số, biểu thức hàm phân bố của vectơ của các nguồn dữ liệu có thể thiết lập và trong nhiều trường hợp việc tính toán các tham số từ biểu thức này có thể gần đúng nhờ việc sử dụng quy trình tính toán lặp lại nhiều lần. Trên cơ sở phân tích và đánh giá ba mô hình quy nạp và thay thế của các nguồn dữ liệu thiếu hụt khác nhau cho việc tính toán chỉ số ESI là: (1). Mô hình mô phỏng theo phương pháp dãy quy nạp Monte Carlo của Makcốp (MCMC). (2). Mô hình hồi quy mục tiêu cơ sở cho các dữ liệu thiếu hụt trên cơ sở sử dụng các dữ liệu có ghi nhận mối quan hệ tương quan tồn tại giữa . (3). Thuật toán tối đa hoá độ tin cậy. Phương pháp dãy quy nạp Monte Carlo của Makcốp (MCMC) đã được lựa chọn sử dụng cho việc tính toán ESI, mặc dù nó đặc trưng bằng tính chất quy nạp và thay thế các dữ liệu có độ nhạy cảm cao hơn, bởi vì phương pháp này cung cấp mô hình linh động nhất đối với các nguồn dữ liệu ESI và cho kết quả quy nạp, thay thế hợp lý hơn dựa trên việc kiểm tra và so sánh theo mô hình nghiên cứu đã nêu trên, với độ lệch chuẩn chỉ số ESI là có thể chấp nhận được. (5). Chuẩn hoá dữ liệu (winsorization) Tiếp theo phép quy nạp và thay thế dữ liệu, sẽ cần tiến hành chuẩn hoá dữ liệu hoặc giảm bớt các đuôi thừa quá khác của đường phân bố dữ liệu. Việc chuẩn hoá dữ liệu tương ứng với việc thay thế các giá trị ghi nhận quá khác biệt trên đường phân bố dữ liệu bằng các giá trị phần trăm đặc trưng xác định. Mục đích của phép chuẩn hoá dữ liệu thống kê là nhằm tránh việc có một vài giá trị quá lớn chi phối kết quả của cả thuật tính điểm số ESI, trong khi bảo toàn được độ phủ dữ liệu yêu cầu. Trong đó, mỗi chỉ tiêu có giá trị lớn hơn 97,5% so với giá trị trung bình sẽ được giảm giá trị xuống 97,5%. Tương tự, đối với những giá trị nhỏ hơn 2,5% sẽ được tăng lên 2,5%. Nhìn chung, phép chuẩn hoá dữ liệu đơn giản này có thể sẽ bị phê phán do làm biến đổi đường phân bố dữ liệu của một cách cơ học. Song, các phân tích về độ không chắc chắn và độ nhạy cảm của các nguồn dữ liệu đã cung cấp căn cứ khoa học toán thống kê chắc chắn cho việc lựa chọn phương pháp chuẩn hoá các nguồn dữ liệu này. (6). Tích hợp dữ liệu và sai số (Aggregation and weighting) 1). Phép tích hợp dữ liệu: Phép tích hợp các chỉ tiêu, chỉ số là phép tổ hợp các bộ , chỉ tiêu nhằm mục đích triết suất số lượng lớn thông tin có giá trị. Hiện có nhiều phương pháp tích hợp và việc chọn ra phương pháp phù hợp phụ thuộc vào mục đích tích hợp các chỉ tiêu, chỉ số cũng như phụ thuộc vào bản chất của các vấn đề cần đo lường và đánh giá về tính bền vững sinh thái và tài nguyên sinh vật. Các kiểu chỉ tiêu và chỉ số phổ biến nhất hiện đang được sử dụng gồm phép tích hợp tổng trị số trung bình và tích hợp giá trị trung bình trị số nhân của các phần tử con. Phép tích hợp cho chỉ số ESI là phép tích hợp tổng trị số trung bình theo công thức [3] sau: p ~ Ii  w jX j i = 1,2,3, ,n, [3] j 1 th ~ th Trong đó: w j là trị số j cho X j ứng với điểm số Z j của chỉ tiêu j . Mỗi chỉ tiêu là tổng trị số trung bình của từ 2 đến 12 thành phần. Trong mỗi chỉ tiêu, giả thiết trước là có vai trò cấu thành trị số của các chỉ tiêu là như nhau, mà sau đó sẽ được đặc trưng bằng các 12
  13. điểm số Zj: Zj = ∆j/σ [4] thường rất khác biệt trong các phép tích hợp trung bình. Đây cũng chính là sự thể hiện tính khách quan và minh bạch của , chỉ tiêu. 2). Sai số tích hợp trung bình: Trong mỗi phép tích hợp trung bình theo quy trình lặp giống nhau để tính ra các chỉ tiêu và chỉ số nghiên cứu, thì chúng ta đều có thể tính toán ra sai số theo các công thức [5] và [6] sẽ đưa ra trong nội dung dưới đây, phản ánh mức độ quan trọng của cơ sở đưa vào các chỉ tiêu, hoặc của các chỉ tiêu tích hợp đưa vào chỉ số tích hợp hoặc các hệ số quy nạp, thay thế giữa chúng. Phương pháp bình phương cực tiểu hoặc sai số toàn phương là quy trình cơ sở cho mô hình hồi quy tuyến tính, trong đó các sai số thống kê là các sai số trung lập và đáng tin cậy. Nhìn chung, sau các phép biến đổi và chuẩn hoá các nguồn dữ liệu ở trên, độ lệch chuẩn của các nguồn dữ liệu đưa vào sẽ vừa bảo đảm độ phủ dữ liệu yêu cầu, đồng thời vừa bảo đảm tính khách quan và minh bạch của các nguồn dữ liệu sử dụng. 2.3. Ứng dụng phương pháp xử lý thống kê hiện đại để tính toán chỉ tiêu và chỉ số phát triển bền vững Nhìn chung, chúng ta có thể ứng dụng toàn bộ phương pháp thống kê nêu trên cho việc tính toán, chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tính bền vững về tài nguyên sinh vật (Ví dụ tính toán về phát thải chất thải nguy). Trong đó: - Đối với trường hợp tính toán ra về phát thải chất thải nguy hại trung bình, chúng ta áp dụng gần như toàn bộ quy trình tính tích hợp chỉ số trung bình ESI, ngoại trừ việc quy nạp và thay thế nguồn dữ liệu thiếu hụt do chúng ta có đủ nguồn dữ liệu thống kê thực tế. Quy trình lựa chọn tiêu chí quốc gia sẽ được thay thế bằng phép phân loại nguồn dữ liệu đầu vào theo nhóm các giá trị lớn hơn, nhỏ hơn và gần bằng giá trị trung bình, và xác định các nguồn dữ liệu gây ra sai số thô bạo để áp dụng phương pháp biến đổi và chuẩn hoá dữ liệu phù hợp. - Đối với trường hợp xây dựng về phát thải chất thải nguy hại trung bình kết hợp với việc xử lý sai số toàn phương cổ điển, chúng ta chỉ cần áp dụng quy trình phân loại nguồn dữ liệu đầu vào theo nhóm cơ cấu các giá trị lớn hơn, nhỏ hơn và gần bằng giá trị trung bình, cũng như xác định các nguồn dữ liệu gây ra sai số thô bạo, rồi áp dụng phương pháp biến đổi và chuẩn hoá dữ liệu phù hợp. Sau đó áp dụng quy trình thống kê cổ điển cho việc xác định hệ số phát thải chất thải nguy hại trung bình với các sai số bình phương cực tiểu hoặc toàn phương. Sau đó, từ các nguồn dữ liệu đã được biến đối và chuẩn hoá sẽ tiến hành xác định phát thải CTRCNNH trung bình theo phương pháp thống kê cổ điển hoặc theo phương pháp thống kê hiện đại. Các kết quả nghiên cứu và so sánh đã cho thấy rằng : đa số phát thải CTRCNNH trung bình được tính tích hợp trung bình từ phát thải trung bình tại các nhà máy trong cùng một ngành sản xuất đều rất khác biệt so với các hệ số phát thải trung bình được tính toán theo phương pháp xử lý thống kê cổ điển. Việc tính toán tích hợp chỉ số và hệ số phát thải CTRCNNH trung bình đã được tiến hành với sự trợ giúp hiệu quả của phần mềm EXCEL. 2.4. So sánh các ưu và nhược điểm giữa phương pháp xử lý thống kê cổ điển và phương pháp xử lý thống kê hiện đại trong việc tính toán, chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tính bền vững về tài nguyên và sinh thái và tài nguyên sinh vật * Các điểm yếu của phương pháp xử lý thống kê cổ điển 13
  14. Như đã biết, phương pháp xử lý thống kê cổ điển chỉ áp dụng cho trường hợp xác định giá trị thống kê trung bình từ các dãy số liệu thống kê đồng quy (các bảng dữ liệu chuẩn tắc đa dạng có chung một đơn vị đo) theo công thức sau: X tb = ΣXi/n . Trong đó: Xi là kết quả đo lần i, n là số lần đo (độ phủ dữ liệu). Sai số bình phương tối thiểu (cực tiểu) của phép xử lý toán học thống kê cổ điển (hay độ lệch chuẩn tính toán ở xác suất tin cậy là 98%) 2 được tính như sau: σ = √Σ(Xi-Xtb) /(n-1) [5]. Tuy nhiên, hiện nay còn áp dụng phép tính sai 2 số toàn phương σ = √Σ(X i-Xtb) /n(n-1) [6] nhằm bảo đảm độ chính xác cao hơn cho giá trị thống kê trung bình số học, vì chúng ta sẽ phải loại bỏ các giá trị dữ liệu gây ra các sai số thô bạo (tức là có ∆i > 3σ), với ∆i = Xi – Xtb [7] và như vậy thường tạo nên độ phủ nguồn dữ liệu thấp hơn. Nhìn chung, phương pháp xử lý toán học thống kê cổ điển cho các nguồn cơ sở dữ liệu thống kê nêu trên có những yếu điểm chính như sau: - Việc phải loại bỏ các giá trị dữ liệu thống kê có sai số toàn phương: ∆ i > 3σ, sẽ làm suy giảm độ phủ của các nguồn dữ liệu và không cho phép bảo đảm tính khách quan và minh bạch của các nguồn dữ liệu thống kê đầu vào cho phép tính trung bình số học. Trong khi đó, các nguồn dữ liệu liệu thống kê thực tế đặc trưng bằng tính khách quan của thực tiễn sản xuất và ít phụ thuộc vào lô gích của phép tính toán học thống kê. - Phương pháp này không thể áp dụng cho việc xử lý thống kê đối với các nguồn dữ liệu bất đồng quy (các bảng phi chuẩn tắc đa dạng với các đơn vị đo khác biệt), cho nên rất khó áp dụng cho công tác xử lý các nguồn số liệu thống kê của ngành Sinh thái và tài nguyên sinh vật, vốn đặc trưng bằng các nguồn dữ liệu phi chuẩn tắc đa dạng. Vì vậy, để tính toán ra các chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật (ESI), các trường đại học Columbia và Yale thuộc Hội đồng phát triển bền vững thế giới (CSD) đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp xử lý toán học thống kế mới, hiện đại là phương pháp thống kê hiện đại. * Một số vấn đề cần lưu ý về phương pháp thống kê hiện đại áp dụng trong lĩnh vực phát triển bền vững Ngoài những vấn đề rất quan trọng đã nêu ở trên về bản chất của phương pháp thống kê hiện đại, như: chất lượng và độ phủ dữ liệu cao; phương pháp biến đổi, quy nạp thay thế, chuẩn hoá và tích hợp các dữ liệu nhằm bảo đảm tính khoa học khách quan, hiện đại và đa năng của phương pháp này so với phương pháp xử lý thống kê cổ điển, thì một số vấn đề khác cần lưu ý trong việc ứng dụng phương pháp thống kê này bao gồm: - Đối với vấn đề về chất lượng và độ phủ nguồn dữ liệu, thì chúng ta có thể phân loại các nguồn dữ liệu thống kê sử dụng thành các nhóm cùng loại tuỳ thuộc vào các mục đích nghiên cứu và đánh giá đặt ra. Trong đó, đối với việc nghiên cứu đánh giá chỉ số phát triển bền vững, các nguồn dữ liệu thường được phân loại theo từng vấn đề, lĩnh vực, chủ đề, cần đánh giá để làm rõ vai trò quan trọng của các nhóm dữ liệu đối với chỉ số phát triển bền vững xác định được. - Phương pháp tích hợp trung bình các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững thông qua việc đánh giá vai trò của từng nguồn số liệu sử dụng bằng cách xác định điểm số Z j, có thể tạo nên những giá trị tích hợp trung bình khác biệt rất lớn so với các giá trị trung bình cực tiểu hoặc toàn phương xác định theo phương pháp thống kê cổ điển. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy rằng hệ số tích hợp đa cấp phụ thuộc vào chất lượng, độ phủ và cơ cấu nguồn dữ liệu đầu vào, biến đổi rộng theo quy trình tích hợp trung bình lặp từ chỉ tiêu đến chỉ số. Vì vậy, phương pháp này rất thích hợp cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về chỉ số phát triển bền vững vốn được cấu trúc đa cấp từ nhiều vấn đề, lĩnh vực và chủ 14
  15. đề, mà và các chỉ tiêu đầu vào sẽ có vai trò quan trọng khác nhau đối với chỉ số phát triển bền vững, nên phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng chính sách phát triển bền vững. 3. Kết quả thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại tỉnh Bình Thuận Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng Sinh thái duyên hải miền Trung, vừa có đồng bằng, miền núi (rừng) và biển. Vì vậy, đề tài thử nghiệm đầy hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Bảng 01: Hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật (ESI,2009) áp dụng tại tỉnh Bình Thuận. Chủ đề Chủ đề Chỉ tiêu nhánh 1. Tỷ lệ diện tích đất rừng so với tổng diện tích đất (%) 2. Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên/tổng diện tích (%) 3. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện tích đất (%) 4. Tỷ lệ đất rừng bị suy thoái hàng năm/tổng diện tích đất lâm nghiệp (%) 5. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước bị suy thoái/ tổng diện tích Đất đất ngập nước (%) 6. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước được bảo tồn/tổng diện tích đất ngập nước cùng kiểu (%) Sinh thái 7. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa/tổng diện tích đất nông nghiệp (%) 8. Tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ/tổng diện tích đất lâm nghiệp (%) 9. Tỷ lệ Vm3 nước thải được xử lý/Vm3 nước thải (%). 10. Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ chính. Nước 11. Tỷ lệ số hộ gia đình có đủ nước sạch sử dụng/tổng số hộ gia đình (%). 12. Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt Không khí quá tiêu chuẩn cho phép, 13. Tổng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính. 14. Tổng số loài động, thực vật đảm bảo an toàn phát triển, 15. Tổng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, 16. Tổng sản lượng cá đánh bắt. 17. Tổng các loài ngoại lai xâm hại mới nhập. Tài Sinh vật 18. Sản lượng gỗ khai thác. nguyên 19. Cây con dược liệu và lâm sản ngoài gỗ được khai thác. sinh vật 20. Tổng cây con nuôi trồng gốc bản địa được lưu giữ. 21. Tổng số loài động, thực vật có trong sách đỏ Việt Nam được bảo tồn trong các khu bảo tồn và Vườn Quốc Gia. 22. Quy mô dân số (người). Con người 23. Tỷ lệ trình độ văn hóa của người dân (%). Sau khi thu thập và phân tích các số liệu liên quan đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật của tỉnh Bình Thuận, chúng tôi tiến hành tính toán chỉ số phát triển bền vững ESI. Phương pháp tính toán bao gồm 05 bước chính như sau : 1). Lựa chọn tiêu chí chỉ tiêu : 15
  16. - Độ phủ của các chỉ tiêu: Bảo đảm đạt 23/23 chỉ tiêu đã quy định. - Độ phủ của các chủ đề nhánh : Bảo đảm 5/5 chủ đề nhánh khung đã quy định. 2). Tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu: Tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu theo đúng đơn vị đo đã quy định trong Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV nêu ở trên. Trong đó: (1) Tỷ lệ diện tích đất rừng so với tổng diện tích đất (%) = tổng diện tích đất rừng hiện có chia cho tổng diện tích đất của tỉnh = 371000ha/781043ha = 47,82%. (2) Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên/tổng diện tích (%) = Tổng diện tích khu bảo tồn thiên nhiên hiện có của tỉnh chia tổng diện tích đất hiện có của tỉnh = 247434.4/781043 (ha) = 31,68%. (3) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện tích đất (%) = Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có của tỉnh chia cho tổng diện tích đất hiện có của tỉnh = 201100/781043 (ha) = 25,68%. (4) Tỷ lệ đất rừng bị suy thoái hàng năm/tổng diện tích đất lâm nghiệp (%) = Tổng diện tích đất rừng bị suy thoái hàng năm chia cho tổng diện tích đất lâm nghiệp = 15/374.409 (ha) = 0,0041%. (5) Tỷ lệ diện tích đất ngập nước bị suy thoái/ tổng diện tích đất ngập nước (%) = tổng diện tích ngập nước bị suy thoái hiện có chia cho tổng diện tích đất ngập nước hiện có của tỉnh = 268/83588 (ha) = 0,32%. (6) Tỷ lệ diện tích đất ngập nước được bảo tồn/tổng diện tích đất ngập nước cùng kiểu (%) = 2776/83588 (ha) = 3,32%. (7) Tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ/tổng diện tích đất lâm nghiệp (%) = Tổng diện tích rừng chia cho tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh = 379133/ 997718.4 (ha) = 38%. (8) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa/tổng diện tích đất nông nghiệp (%) = Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa hiện có chia cho tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có của tỉnh = 7890/201100 (ha) = 3.94%. (9) Tỷ lệ Vm3 nước thải được xử lý/Vm3 nước thải = tổng thể tích nước thải được xử lý chia cho tổng thể tích nước thải (m3) = 62,41%. (10) Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ chính = 15, 28%. (11) Tỷ lệ số hộ gia đình có đủ nước sạch sử dụng/tổng số hộ gia đình (%) = tổng số hộ gia đình có nước sạch sử dụng chia cho tổng số hộ gia đình hiện có của tỉnh = 49, 36%. (12) Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép = 75% (13) Tổng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính = 83 tấn/ năm (14) Tổng số loài động, thực vật đảm bảo an toàn phát triển = tổng số loài động, thực vật có giá trị kinh tế hiện có của tỉnh = 124 loài. (15) Tổng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng = tổng số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam của tình đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên = 6 loài. (16) Tổng sản lượng cá đánh bắt = tổng sản lượng cá nước ngọt (sông, suối) + tổng sản lượng cá biển = 120 tấn/ năm (17) Tổng các loài ngoại lai xâm hại mới nhập = tổng các loài được cục kiểm dịch thực vật, động vật kiểm định hàng năm = 16 loài. (18) Sản lượng gỗ triệu M3/năm = 0.037 triệu m3/năm. (19) Sản lượng cây con dược liệu, lâm sản ngoài gỗ khai thác = tổng khối lượng cây dược liệu và lâm sản ngoài gỗ được người dân khai thác kg/năm = 3,5 tấn/năm. (20) Tổng cây con nuôi trồng gốc bản địa được lưu giữ (ngìn cá thể) = 3 ngìn cá thế. 16
  17. (21) Tổng số loài động, thực vật có trong sách đỏ Việt Nam được bảo tồn trong các khu bảo tồn và Vườn Quốc Gia = 6 loài (22) Quy mô dân số (nghìn người) = tổng số người dân của tỉnh = 1,156 triệu người. (23) Tỷ lệ trình độ văn hóa của dân (%)= Tổng số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học hiện có chia cho tổng số xã hiện có của tỉnh = 105/115 = 90,07%. 3). Biến đổi các chỉ tiêu : - Kiểm tra tất cả các chỉ tiêu ở trạng thái phân loại cập nhật bình thường, nhằm bảo đảm độ chính xác cập nhật dữ liệu là tối đa, không có sai sót. - Chuẩn hoá dữ liệu sơ bộ theo phép biến đổi chỉ tiêu như trình bày trong bảng 5. Bảng 5 : Phép biến đổi chỉ tiêu. Chỉ tiêu Mã chỉ tiêu Phép biến đổi Hằng số* 1. Tỷ lệ diện tích đất rừng so với tổng diện tích DTĐR Logarit 0 đất (%) 2. Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên/tổng DTKBTN Logarit 0 diện tích (%) 3. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện tích ĐNNG Logarit 0 đất (%) 4. Tỷ lệ đất rừng bị suy thoái hàng năm/tổng diện ĐRST Logarit 0 tích đất lâm nghiệp (%) 5. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước bị suy thoái/ tổng ĐNNST Logarit 0 diện tích đất ngập nước (%) 6. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước được bảo 0 ĐNNBT Logarit tồn/tổng diện tích đất ngập nước cùng kiểu (%) 7. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái 0 ĐNNGST Logarit hóa/tổng diện tích đất nông nghiệp (%) 8. Tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ/tổng diện tích 0 ĐRCP Logarit đất lâm nghiệp (%) 9. Tỷ lệ Vm3 nước thải được xử lý/Vm 3 nước thải 0 NTXL Logarit (%). 10. Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ chính. CSONSH Lũy thừa1/4 0 11. Tỷ lệ số hộ gia đình có đủ nước sạch sử 0 NSSD Logarit dụng/tổng số hộ gia đình (%). 12. Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không 0 ONKK Logarit khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép, 13. Tổng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính. PTKNK Căn bậc hai 0 14. Tổng số loài động, thực vật đảm bảo an toàn 0 ATPT luỹ thừa1/4 phát triển, 15. Tổng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, SVTC Căn bậc hai 0 16. Tổng sản lượng cá đánh bắt. SLCĐB Căn bậc hai 0 17. Tổng các loài ngoại lai xâm hại mới nhập. LNLXH Căn bậc hai 0 18. Sản lượng gỗ rừng tự nhiên bị khai thác trộm. GRTNBKT Căn bậc hai 0 19. Sản lượng cây con dược liệu, lâm sản ngoài 0 LSNG Căn bậc hai gỗ khai thác 20. Tổng cây con nuôi trồng gốc bản địa được lưu 0 CNTBĐ Căn bậc hai giữ (cá thể). 21. Tổng số loài động, thực vật có trong sách đỏ 0 Việt Nam được bảo tồn trong các khu bảo tồn và LSĐBT Căn bậc hai Vườn Quốc Gia. 22. Quy mô dân số (người) QMDS Lũy thừa 1/4 0 23. Tỷ lệ trình độ văn hóa của người dân (%). TĐVH Logarit 0 17
  18. Ghi chú : (*)- Nếu chỉ tiêu nhỏ nhất là số âm, một hằng số được cộng thêm sao cho phép biến đổi các trị số âm có thể được tính toán. Chẳng hạn, nếu chỉ tiêu tối thiểu là -5, một trị số hằng số là 6 được cộng thêm vào tất cả mọi chỉ tiêu trước khi biến đổi lôgarít hay căn bậc hai. 4). Chuẩn hoá dữ liệu: Đối với các sai số thô bạo áp dụng phép chuẩn hoá như sau : mỗi chỉ tiêu có giá trị lớn hơn 97,5% sẽ được giảm xuống 97,5%. Tương tự, đối với những giá trị nhỏ hơn 2,5% sẽ được tăng lên 2,5%. Nằm trong khoảng sai số 2,5 – 97,5% không tiến hành chuẩn hoá dữ liệu. Bảng 6 : Phép chuẩn hoá chỉ tiêu. Chỉ tiêu Giá trị Phép biến đổi Chuẩn hóa 1. Tỷ lệ diện tích đất rừng so với tổng diện 47,82% 1.68 0 tích đất (%) 2. Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên 31,68% 1.50 0 nhiên/tổng diện tích (%) 3. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện 25,68% 1.41 0 tích đất (%) 4. Tỷ lệ đất rừng bị suy thoái hàng năm/tổng 0,0041% -2.40 + 2,5 diện tích đất lâm nghiệp (%) 5. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước bị suy thoái/ 0,32% -0.49 +2,5 tổng diện tích đất ngập nước (%) 6. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước được bảo tồn/tổng diện tích đất ngập nước cùng kiểu 3,32% 0.52 +2.5 (%) 7. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái 3,94% 0.60 2.5 hóa/tổng diện tích đất nông nghiệp (%) 8. Tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ/tổng diện 38% 1.58 0 tích đất lâm nghiệp (%) 9. Tỷ lệ nước thải được xử lý/ tổng số nước 62,41% 1.80 0 thải %). 10. Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ chính. 15,28% 1.18 0 11. Tỷ lệ số hộ gia đình có đủ nước sạch sử 49,36% 1.69 0 dụng/tổng số hộ gia đình (%). 12. Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm 75% 1.88 0 không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép, 13. Tổng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà 83 tấn/năm 9.11 0 kính. 14. Tổng số loài động, thực vật đảm bảo an 124 loài 11.14 0 toàn phát triển, 15. Tổng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt 77 loài 8.77 0 chủng, 16. Tổng sản lượng cá đánh bắt. 120 tấn/năm 10.95 0 17. Tổng các loài ngoại lai xâm hại mới nhập. 32 loài 5.66 0 18. Sản lượng gỗ khai thác 0,152 triệu 0.39 +2,5 m3/năm 19. Sản lượng cây con dược liệu, lâm sản 3,5 tấn/năm 1.87 0 ngoài gỗ khai thác 20. Tổng cây con nuôi trồng gốc bản địa được 3 ngìn cá 1.73 0 lưu giữ. thể 21. Tổng số loài động, thực vật có trong sách 6 loài 2.45 0 đỏ Việt Nam được bảo tồn trong các khu bảo 18
  19. Chỉ tiêu Giá trị Phép biến đổi Chuẩn hóa tồn và Vườn Quốc Gia. 22.Quy mô dân số 1,156 triệu 1.08 0 người 23. Tỷ lệ trình độ văn hóa của người dân 90,07% 1,56 0 (%). Như vậy sau phép chuẩn hoá, các chỉ tiêu tính toán sẽ bằng như sau : Bảng 7 : Kết quả sau phép chuẩn hoá chỉ tiêu. Giá trị Chỉ tiêu chuẩn hóa 1. Tỷ lệ diện tích đất rừng so với tổng diện tích đất (%) 47,82% 2. Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên/tổng diện tích (%) 31,68% 3. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện tích đất (%) 25,68% 4. Tỷ lệ đất rừng bị suy thoái hàng năm/tổng diện tích đất lâm 0,042% nghiệp (%) 5. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước bị suy thoái/ tổng diện tích đất 0,33% ngập nước (%) 6. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước được bảo tồn/tổng diện tích đất 3,4% ngập nước cùng kiểu (%) 7. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa/tổng diện tích đất 3,94% nông nghiệp (%) 8. Tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ/tổng diện tích đất lâm nghiệp 38% (%) 9. Tỷ lệ nước thải được xử lý/tổng số nước thải (%). 62,41% 10. Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ chính. 15,28% 11. Tỷ lệ số hộ gia đình có đủ nước sạch sử dụng/tổng số hộ gia 49,36% đình (%). 12. Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu 75% chuẩn cho phép, 13. Tổng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính. 83 tấn/năm 14. Tổng số loài động, thực vật đảm bảo an toàn phát triển, 124 loài 15. Tổng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, 77 loài 16. Tổng sản lượng cá đánh bắt. 120 tấn/năm 17. Tổng các loài ngoại lai xâm hại mới nhập. 32 loài 18. Sản lượng gỗ khai thác 0,185 triệu m3/năm 19. Sản lượng cây con dược liệu, lâm sản ngoài gỗ khai thác 3,5 tấn/năm 20. Tổng cây con nuôi trồng gốc bản địa được lưu giữ. 3 ngìn cá thể 21. Tổng số loài động, thực vật có trong sách đỏ Việt Nam được 6 loài bảo tồn trong các khu bảo tồn và Vườn Quốc Gia. 22.Quy mô dân số 1,156 triệu người 23. Tỷ lệ trình độ văn hóa của người dân (%). 90,07% 5). Tích hợp dữ liệu và tính toán sai số : - Tích hợp dữ liệu : Tích hợp các chủ đề nhánh theo công thức 1 tích hợp tổng trị số có bù trừ giá trị âm và dương (+ hoặc trừ) như sau: 19
  20. p ~ Ii  w jX j i = 1,2,3, ,n, (1) j 1 th ~ th Trong đó : wj là trị số j cho X j ứng với điểm số Z của chủ đề nhánh j . Mỗi chủ đề nhánh là tổng trị số của từ 2 chỉ tiêu thành phần trở lên. Trong mỗi chủ đề nhánh, được giả thiết trước là các chỉ tiêu có vai trò cấu thành trị số của chủ đề nhánh như nhau. Sau khi xác định các chủ đề nhánh khung, tiến hành xác định các chỉ tiêu tổng hợp theo quy trình tương tự của công thức (1). Đối với chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật áp dụng theo quy trình tương tự của công thức (1) với chỉ số trung bình cộng từ số lượng các chỉ tiêu tổng hợp tính toán. Bảng 8 : Kết quả tính toán chỉ số INBT. Điểm Kết quả Chỉ tiêu Trị số Wj số Z Ii 1. Tỷ lệ diện tích đất rừng so với tổng diện tích 47,82 +1 + 47,82 đất (%) 2. Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên/tổng 31,68 +1 + 31,68 diện tích (%) 3. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện 25,68 +1 + 25,68 tích đất (%) 4. Tỷ lệ đất rừng bị suy thoái hàng năm/tổng 0,042 - 1 - 0,042 diện tích đất lâm nghiệp (%) 5. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước bị suy thoái/ 0,33 -2 - 0,66 tổng diện tích đất ngập nước (%) 6. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước được bảo 3,4 +1 +3,4 tồn/tổng diện tích đất ngập nước cùng kiểu (%) 7. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái 3,94 -1 -3.94 hóa/tổng diện tích đất nông nghiệp (%) 8. Tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ/tổng diện 38 +1 + 38 tích đất lâm nghiệp (%) 9. Tỷ lệ Vm 3 nước thải được xử lý/Vm 3 nước 62,41 +1 +62,41 thải (%). 10. Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ chính. 15,28 - 2 -30,56 11. Tỷ lệ số hộ gia đình có đủ nước sạch sử 49,36 +1 49,36 dụng/tổng số hộ gia đình (%). 12. Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm 75 -1 -75 không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép, 13. Tổng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà 83 - 1 - 83 kính. 14. Tổng số loài động, thực vật đảm bảo an 124 +1 + 124 toàn phát triển, 15. Tổng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt 77 - - 77 chủng, 16. Tổng sản lượng cá đánh bắt. 120 -1 -120 17. Tổng các loài ngoại lai xâm hại mới nhập. 32 -1 - 32 18. Sản lượng gỗ khai thác 0,185 -1 - 0,185 19. Sản lượng cây con dược liệu, lâm sản ngoài 3,5 -1 -3,5 gỗ khai thác 20. Tổng cây con nuôi trồng gốc bản địa được 3 +1 +3 lưu giữ. 21. Tổng số loài động, thực vật có trong sách 6 +1 +6 20
  21. Điểm Kết quả Chỉ tiêu Trị số Wj số Z Ii đỏ Việt Nam được bảo tồn trong các khu bảo tồn và Vườn Quốc Gia. 22.Quy mô dân số 1,156 -1 - 1,156 23. Tỷ lệ trình độ văn hóa của người dân (%). 90,07 +1 +90,07 Việc tích hợp chỉ số sinh thái và tài nguyên sinh vật trong bảng trên sẽ cho +56,689 điểm và trung bình là 36,74 điểm. - Tính toán sai số : Tính toán sai số trung bình cộng theo các giá trị chủ đề nhanh tích hợp bằng phương pháp bình phương tối thiểu (công thức 2).  f 2 F M n ( n 1 ) (2) Và kết quả tính toán sai số bằng 0,67 điểm, chiếm sai số tương đối là 3,4%. 4. Đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. 4.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường Việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường của nước ta trong thời gian tới cần nhanh chóng hoàn thiện gắn việc phòng chống ô nhiễm với khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn việc bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế và công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường phải bảo đảm phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nội luật hoá các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác quản lý. 4.2. Tăng cường đầu tư nguồn lực Mục tiêu phát triển bền vững sẽ không trở thành hiện thực nếu chúng ta không có chiến lược đầu tư hợp lý, công bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài trên cơ sở chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, quan tâm đến an sinh xã hội và bố trí nguồn lực hợp lý cho bảo vệ tài nguyên và môi trường. Có như vậy, các trụ cột của tiến trình phát triển mới bền vững, nhu cầu của các thế hệ hiện tại được đáp ứng ngày càng tốt hơn và cơ hội phát triển của các thế hệ tương lai vẫn được gìn giữ. Hiện nay, Nhà nước đã có chủ trương đầu tư ngày càng tăng cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tuy vậy, mức đầu tư này còn thấp so với các quốc gia có cùng trình độ phát triển. Thực tế, việc cải tạo kênh mương, các dòng sông đã bị ô nhiễm, việc trồng lại rừng, cải tạo đất đã bị ô nhiễm và suy thoái, việc ngăn ngừa ô nhiễm không khí, lắp đặt hệ thống quan trắc, thông tin dự báo, cảnh báo tài nguyên và môi trường đòi hỏi các khoản kinh phí rất lớn. Nhà nước cần có chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư cho bảo vệ môi trường, có giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Ngoài việc đầu tư kinh phí thoả đáng, cần coi trọng việc xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý tài nguyên và môi trường ở các cấp, nhất là các cấp địa phương; tăng cường về lượng và chất đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường, phù hợp với yêu cầu trước mắt và lâu dài. 4.3. Hợp tác quốc tế Thực hiện 9 lĩnh vực về tài nguyên và môi trường, ngoài nỗ lực của Nhà nước, các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương còn cần có sự trợ giúp, sự hợp tác với các nguồn 21
  22. lực từ các tổ chức quốc tế, tổ chức các quốc gia trong việc nghiên cứu quy hoạch nâng cao năng lực để thực thi có hiệu quả những mục tiêu đã đặt ra. - Thông qua đối thoại và trao đổi quốc tế, xác định cơ chế hợp tác quốc tế có hiệu quả nhằm bảo đảm duy trì sự hỗ trợ phát triển hiện có, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ mới để Việt Nam tham gia một cách có hiệu quả vào các hoạt động quốc tế nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu, bù đắp những thiệt hại về kinh tế mà Việt Nam phải gánh chịu từ việc thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường thế giới. - Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường toàn cầu, mở rộng liên kết, hợp tác với cộng đồng quốc tế, đặc biệt về việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sử dụng các chất thay thế cho những chất có thể gây nguy hại đến tầng ô-zôn, hạn chế sự ô nhiễm do hoá chất và chất thải nguy hại, kiểm soát sự vận chuyển chúng xuyên biên giới, bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học. - Chủ động tham gia các hệ thống quan trắc môi trường và nghiên cứu khoa học quốc tế để thu thập các thông tin về môi trường và phát triển bền vững. 4.4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết định, quản lý và cung cấp tài chính Mở rộng sự tham gia cộng đồng trong việc lập, thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý, sử dụng TNTN, BVMT Thiết lập cơ chế, chính sách để cộng đồng tham gia lập và thực hiện kế hoạch Đào tạo và cung cấp nguồn lực cho cộng đồng tham gia lập, thực hiện kế hoạch và các sáng kiến quản lý TN&MT Tăng cường các cơ hội cho phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số tham gia và hưởng lợi từ quản lý TN&MT Đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng các lĩnh vực TN&MT 4.5. Giải pháp hiện có hiệu quả phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật - Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội - Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực - Phát triển khoa học công nghệ - Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết định, quản lý và cung cấp tài chính - Mở rộng hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trường 22
  23. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. - Xác định được nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. - Đề xuất được hệ thống các chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam, gồm 2 chủ đề, 5 chủ đề nhánh và 23 chỉ tiêu. 1.2. Nghiên cứu, xây dựng phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Đã xây dựng và xác định được phương pháp luận tính toán chi tiêu và chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam với 23 chỉ tiêu; 5 chủ đề. 1.3. Nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở tỉnh Bình Thuận. Đã triển khai áp dụng thử nghiệm thành công bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại tỉnh bình thuận với đầy đủ 23 chi tiêu và chỉ số tính toán được là 56,689. Kết luận tỉnh Bình Định có mức độ PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở ngưỡng trung bình. 2. Kiến nghị 2.1 Đề xuất định hướng thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam Để từng bước thực hiện thành công chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tác giả đề xuất định hướng thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam như sau: (1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường (2) Tăng cường đầu tư nguồn lực; (3) Hợp tác quốc tế; (4) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết định, quản lý và cung cấp tài chính. 2.2 Giải pháp hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vậtở Việt Nam Để thực hiện hiệu quả phát triển bên vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật, cần thực hiện các giải pháp sau: (1) Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội; (2) Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; (3) Phát triển khoa học công nghệ; (4) Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị; (5) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết định, quản lý và cung cấp tài chính và (6) Mở rộng hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trường./. 23
  24. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Văn Hữu (2004), Quản lý chất thải lỏng - một giải pháp quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn nước ta hiện nay. Tạp chí Giáo dục và Lý luận - Số 4/2004. 2. Lê Văn Hữu (2004), Giải pháp thích hợp xử lý nước thải cho làng nghề Đại Lâm, Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học và Tổ quốc - Số 9/2004. 3. Ngô Ngọc Cát, Lê Văn Hữu (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam thực trạng và khuyến nghị. Nxb. Lao động - Xã hội. 4. Lê Văn Hữu (2011), Kết quả thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững tài nguyên sinh vật tại tỉnh Bình Thuận.Tạp chí Kinh tế sinh thái - Số 41/2011. 5. Lê Văn Hữu (2012), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Tạp chí Môi trường - Số 3/2012. 24